Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Cảnh đẹp non nước hữu tình của chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.

Nhắc đến Hà Nam, nhiều du khách tour du xuân 2018 có thể biết đến ngôi làng sinh ra “Chí Phèo – Cụ Bá Kiến”, và là quê hương của cố nhà văn Nam Cao, nhà thơ Nguyễn Khuyến… Nhưng ít ai biết rằng, một địa danh đã nổi tiếng là chùa Bà Đanh với câu cửa miệng được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”, cũng tọa lạc ở Hà Nam.


Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 7km chạy hướng QL21B về phía Tây Nam, chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung, bởi ngôi chùa có vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn.

Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du Lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh.


Về tên gọi chùa Bà Đanh Núi Ngọc, theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.

Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” nhưng theo ý kiến của nhiều người, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.

Hiện nay chùa Bà Đanh với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), khu du lịch sinh thái Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên cùng với hệ thống các bến thuỷ dọc dài sông Đáy từ ngã 3 Hồng Phú, thành phố Phủ Lý sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ và đường bộ, khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Nhớ lắm chiếc bánh ướt thịt nướng Quảng Trị

Nhắc đến món ngon của người dân Quảng Trị nói riêng và miền Trung nói chung thì không thể bỏ quên bánh ướt.

Gọi là bánh ướt có lẽ là vì cách làm: bánh được tráng từ bột gạo thành từng tấm mỏng, làm chín bằng hơi nước rồi lấy ra khi vừa chín tới, còn chưa kịp khô.



Ngày trước bánh được tráng bằng tay. Cũng tương tự như với bánh cuốn ngoài bắc, người ta căng một tấm vải mỏng lên trên nồi nước đang sôi, nhanh tay quét một lớp bột thật mỏng, đậy nắp trong vài giây cho bánh vừa chín rồi mở ra, dùng nan tre hoặc đũa gạt bánh lên, trải ra mâm, cứ như thế hết tấm này đến tấm khác cho đến lúc xong.

Gắp một miếng bánh ướt trắng ngần cho vào chén, thêm nhúm rau sống xanh non với mấy miếng thịt nướng vàng ươm thơm lừng mùi sả rồi chan nước mắm, thấy sao mà bắt miệng lạ lùng...

Bây giờ thì hiếm ai còn tráng bánh thủ công như ngày xưa nữa. Các lò bánh đổi sang dùng máy, vừa nhanh mà cũng đỡ vất vả hơn. Bột chỉ cần ngâm nở, xay mịn rồi đem đổ vào khuôn ở đầu này, một lúc sau đầu kia đã thấy bánh ra đều tắp, liên tục trên băng chuyền. Người thợ ngồi sẵn trên ghế để lấy bánh ra, tay nhấc lên nhấc xuống không ngừng nghỉ cho đến khi xếp được một chồng cao ngất.

Từ lò, bánh được chở đi khắp nơi, đến các hàng quán, trở thành món bánh ướt thịt heo ngon nức tiếng. Khi có khách gọi, bánh lại được lột ra thành từng tấm riêng, xếp thành “bó” vào dĩa, cắt đôi rồi cho thêm thịt heo (luộc hay nướng đều ngon), rau sống. Dọn kèm dĩa bánh là chén nước mắm chua ngọt, sóng sánh mấy miếng ớt đỏ tươi và ít tép tỏi đập dập.

Gắp một miếng bánh ướt trắng ngần cho vào chén, thêm nhúm rau sống xanh non với mấy miếng thịt nướng vàng ươm thơm lừng mùi sả rồi chan nước mắm, thấy sao mà bắt miệng lạ lùng! Nước mắm cay cay, thịt thơm ngọt, bánh dai mà mềm, rau sống nhai giòn rụm, càng ăn càng ngon.

Món này ở Quảng Trị người ta thường bán cả sáng lẫn chiều. Cũng chủ yếu bán ở các quán nhỏ bên góc chợ, trên vỉa hè, hay ở một góc đường nào đó. Coi lụp xụp vậy mà lắm người ăn, khách xúm xít chen nhau ngồi ríu ran một góc.

Bên kia chị phụ bếp ngó chừng nồi thịt luộc, hay mau mắn quạt than cho mẻ nướng, mùi thịt ướp sả lẫn với khói bay lên ngạt ngào. Bên này bà chủ nhanh tay xắt bánh, xếp thịt, chan nước mắm, thêm ớt, vắt chanh…


Vẻ đẹp tuyệt vời của du lịch Huế 5 ngày

Khách vừa trò chuyện vừa ăn, tay không mấy khi ngừng gắp. Một phần bánh ướt chỉ tầm 15.000đ - 20.000đ, ai đói kêu thêm suất nữa, hay nhiều khi không đói, nhưng còn thòm thèm cũng kêu thêm để ăn cho đã.

Ngoài thịt heo, người ta còn hay ăn kèm bánh ướt với chả hoặc tôm chấy, hay thậm chí xắt bánh thành sợi to ăn kèm nước xáo thay cho bún, phở thông thường. 

Ai có dịp về Quảng Trị, đừng quên một lần thử dĩa bánh ướt thịt heo, ngồi ăn nghe bà chủ quán “mô, tê, răng, rứa”. Nhớ lắm bánh ướt ơi!

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Hương vị tinh tế của hến xào xứ Nghệ

Hà Nội vào thu. Những món ngon khắp mọi ngõ phố có dạo bị thất sủng trong những ngày nắng oi bức được dịp lên ngôi. Tối nay, tôi rủ bạn ra quán ốc đánh chén cho bõ cơn thèm trải dài suốt mấy tháng hè. Xen giữa những món ốc béo ngậy, bạn gọi một đĩa hến xào thanh mát để vị giác kịp "nghỉ ngơi".

Ấy vậy mà mọi giác quan của tôi lại hoạt động nhiều hơn khi nếm thử những con hến bé xíu thơm ngậy đựng trên miếng bánh đa Đô Lương - Nghệ An rắc vừng đen giòn tan. Hến xào trong một quán ốc Vinh, nên hương vị cũng đặc trưng của thành Vinh, từ miếng bánh đa ăn kèm đến những gia vị góp phần làm nên món ăn.


Đĩa hến xào với màu sắc phong phú trước mặt khiến du khách du lịch Cửa Lò Nghệ An khá ngạc nhiên. Nhớ hồi ăn hến xào ở dốc Nam Giao, TP Huế, tôi ấn tượng với những con hến béo ngậy xào cùng lạc nhân nguyên hạt mang vị cay xé lưỡi. Hến to tròn bằng đầu ngón tay út, nghe đâu là chính hiệu hến cồn (Người Huế gọi cồn nổi nằm giữa sông Hương, thuộc phường Vĩ Dạ này là Cồn Hến). Hến, lạc nhân, thêm vài miếng bì heo chiên giòn, đĩa hến xào kiểu Huế khá đơn giản, nổi bật nhất lại chính là bát nước chấm đỏ rực những ớt chỉ nhìn đã thấy cay.

Còn ở đây, liếc sơ qua đã đếm được ít nhất bốn, năm nguyên liệu bắt tay nhau, nào xanh, nào trắng, nào vàng rực rỡ. "Nhân vật chính" là những con hến bé xíu, dễ dàng lẫn vào đĩa xào nhiều màu sắc. Chủ quán - anh Phạm Gia Nghĩa nói: "Hến xào nhiều nguyên liệu nên lựa hến bé để dễ hòa quyện các vị vào nhau". Quả thật, tất cả những mùi vị mà tôi đang cảm nhận được trên đầu lưỡi đều hòa hợp với nhau một cách hợp lý. Ấn tượng đầu tiên là chút hăng hăng đặc trưng của hành tăm - thứ gia vị không thể thiếu của món ăn xứ Nghệ, tiếp đến vị bùi béo của hến chạm nhẹ vào đầu lưỡi, lan tỏa khắp vòm họng là vị ngọt mát của củ đậu, thanh thanh của dưa chuột.

"Điểm đặc biệt của nó là nhiều rau củ, cân bằng lại cái béo của hến xào", anh Nghĩa nói. Trước khi đưa nó vào thực đơn của quán, anh cũng làm "nháp" để mời bạn bè rất nhiều lần, thế nên món ăn trong quán mà lại đượm hương vị "cơm nhà" là do vậy.


Du khách tour Cửa Lò 3 ngày 2 đêm lại thích thú trước sự tinh tế khi ăn kèm đĩa hến xào này nhất thiết phải là bánh đa Đô Lương. Ai cũng biết Đô Lương nổi tiếng với thứ bánh đa rắc vừng đen giòn tan thơm phức, ăn chơi đã khoái huống gì được "kết đôi" với hến xào. Bẻ từng miếng bánh đa giòn rụm ra để làm "thìa", xúc một chút hến xào đủ màu sắc rồi khoan khoái đưa lên miệng, một giòn một mềm, vừa bùi vừa mát, mùi vị tha hồ "nhảy nhót" trong miệng.

Chẳng dám quả quyết rằng hương vị của món hến xào xứ Nghệ này là "tuyệt", thế nhưng sự tỉ mẩn và tinh tế để nấu được nó lại làm thành điều thú vị. Món ăn ngon, có lẽ trước tiên nằm ở cái "tình" của người nấu.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Vẻ đẹp lung linh hoang sơ của Bến En

Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Bến En (thuộc huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa), được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh bởi vẻ đẹp hoang sơ với rừng xanh bạt ngàn, mây nước lung linh.

Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992, với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544 ha rừng nguyên sinh và tái sinh. Xung quanh vùng đất này còn lưu giữ lại nhiều truyền thuyết đậm chất sử thi.

Chuyện kể rằng, thuở trời đất còn hỗn mang, có một con mực khổng lồ là con của Long Vương ham cảnh đẹp nơi đây, mải chơi đến nỗi quên cả lối về. Khi nước rút, mực bị mắc cạn nên cố vùng vẫy, vết tích còn để lại đến bây giờ. Nơi mực chết tạo thành hồ Bến En, tua mực là các con suối. Vì vậy, hồ còn có tên là sông Mực, diện tích 4.000 ha, sâu hàng chục mét.

Hồ sông Mực được chia làm hai hồ: hồ Thượng và hồ Hạ. Trên hồ có 21 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều động thực vật và hang động kỳ thú. Ở một số đảo, du khách có thể dựng lều bạt nghỉ qua đêm và giải trí bằng cách thả cần buông câu, làm bếp tại chỗ.

Những đêm trăng thanh gió mát, nếu dùng thuyền máy du ngoạn trên mặt hồ thì không gì thư thái bằng. Ngày nay, hồ sông Mực được một con đập lớn giữ nước phục vụ sản xuất và đời sống. Lòng hồ có đủ loại cá như: trôi, trắm, mè... Đặc biệt, cá mè ở đây rất lớn, có con nặng 30 - 40kg.

Du ngoạn trên hồ vào buổi bình minh, khi những hòn đảo còn mập mờ trong sương trắng, du khách du lịch Sầm Sơn sẽ có cảm giác lạc vào thế giới thần tiên với sông nước mây trời hư ảo. Trong sương, sông Mực như tấm gương khổng lồ soi bóng các hòn đảo, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Ẩn hiện giữa sông nước là 21 hòn đảo với những tên gọi đậm chất trữ tình: Tình Yêu, Hạnh Phúc, Núi Đôi, Hy Vọng... Không phải ngẫu nhiên, những người từng đặt chân đến đây đều yêu mến gọi Bến En là “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh.

Dạo chơi trên hồ thỏa thê, du khách dạo bước vào rừng sẽ lập tức mê mẩn bởi những rừng chuối nở đỏ một góc trời; đàn khỉ chuyền cành ra hồ uống nước; tiếng chim kêu râm ran như một bản hợp xướng tuyệt mỹ của rừng già... Phóng tầm mắt ra xa, ta còn thấy khói bếp của bản Mường, bản Thái làm ấm áp không gian cô quạnh.


Ngoài khu vực hồ, đảo và rừng, Bến En còn có những dãy núi đá vôi thuộc các xã Hải Vân, Xuân Khang, Xuân Thái với nhiều hang động còn giữ được vẻ tự nhiên như hang Ngọc, hang Dơi, hang Xuân Thái... Trong số đó, đáng chú ý nhất là hang Ngọc với chiều dài 80m, rộng 8m, cao 2,5m, bên trong có rất nhiều hình thù kỳ vỹ. Giữa hang có một khối thạch nhũ lớn, lấp lánh như ngọc nên được gọi là Hòn Ngọc. Đặc biệt, nơi đây còn vẹn nguyên lò cao kháng chiến Hải Vân (thuộc xã Hải Vân) mà sự nổi tiếng của nó gắn liền với tên tuổi của giáo sư Trần Đại Nghĩa. Hang Xuân Thái mới được phát hiện với chiều dài hơn 1 km và có nhiều hình thù đẹp.

Đến tham quan Bến En, du khách Ereuka Linh Trường resort còn được thưởng thức món canh đắng, đặc sản của miền núi xứ Thanh. Canh được nấu bằng lá của một loại cây rừng với thịt gà, thịt bò hay tim, gan lợn... Thứ canh này ăn vừa có vị đắng, béo, cay, chua, ngọt... rất bổ và mát. Loại cá mè khổng lồ ở sông Mực cũng được chế biến thành nhiều món ăn, đặc biệt là cháo cá mè rất ngon và bổ dưỡng.

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Côn Đảo - Khúc ca lịch sử bi tráng

Có lẽ đối với bất cứ ai có dịp đi du lịch Côn Đảo, đều mang trong lòng những cảm xúc rất đặc biệt. Những điểm nhấn nơi hòn đảo nhỏ này đều gợi mở về một hành trình toàn những hồi ức khó lòng mà quên được, nhất là khi đến thăm Nhà tù Côn Đảo.

Là một địa điểm tham quan Côn Đảo không thể thiếu trong bất cứ chuyến du lịch nào của du khách du lịch Côn Đảo 3 ngày 2 đêm khi đến hòn đảo này, Nhà tù Côn Đảo kh trước đã được xây dựng nhằm giam giữ các tù nhân chính trị hay những người ái quốc muốn chống lại chế độ thực dân Pháp. Nơi đây được coi như là địa ngục trần gian đối với người dân Việt Nam thời bấy giờ, bởi cấu trúc địa hình của Côn Đảo cũng như những phòng tối, xà lim, chuồng cọp biệt giam ở đây.


Côn Đảo nằm ngoài vùng biển thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nằm tách biệt với đất liền được bao bọc bởi một dải núi chạy suốt chiều dài đảo – dải núi này có 3 đỉnh với đỉnh cao nhất là 596m hình vòng cung. Điều này đã tạo cho Côn Đảo có một địa hình khá hiểm trở rất thích hợp để xây dựng hệ thống nhà tù nơi đây. Hệ thống nhà tù Côn Đảo bao gồm nhiều khu vực: khu nhà ở của các cấp cai quản tù, khu trại lính, khu y tế, khu sở lưới và cầu tàu, khu công trường xây dựng… nhằm bóc lột sức lao động của tù nhân.

Bên ngoài trại giam là sở làm đá, bãi trồng rau. Khu đập đá này được xây sát chân núi, tù nhân phải đập đá tại chỗ bằng cốt mìn hay bằng dụng cụ thủ công để làm thành đá hộc, đá dăm làm đường. Đằng sau bãi trồng rau là hệ thống nhà giam kiểu chuồng cọp và những buồng giam, buồng tra tấn khác hết sức dã man. Chuồng cọp Pháp với tổng diện tích 5.475m2, gồm 120 nhà giam, có chắn song sắt phía bên trên, 60 phòng tắm nắng (không có mái che) là nơi dùng để hành hạ, tra tấn hơn 2000 tù nhân chính trị. Nếu tù nhân phản kháng sẽ bị cai ngục đứng ở trên dùng sào chọc hay tạt nước hết sức dã man.


Đặc biệt nhất là phải kể đến công trình xây dựng ngọn hải đăng Bảy Cạnh đã khiến cho biết bao tù nhân phải chết vì bệnh tật, vì kiệt sức.. Điều này còn cho thấy hệ thồng nhà tù Côn Đảo là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, khi có thể biệt giam các tù nhân và không cho họ có thể giao tiếp với bên ngoài bởi sự tách biệt của đảo đồng thời có thể dễ dàng thao túng, bắt ép họ làm việc khổ sai bằng những biện pháp tra tấn dã man và các phòng biệt giam được thiết kế “đáng sợ”.

Đi du lịch tâm linh Côn Đảo – nơi như còn vang vọng mãi những khúc ca lịch sử bi tráng, cùng với các di tích quan trọng của hệ thống nhà giam Côn Đảo ngày nay, đã tái hiện hết sức sống động cuộc sống đầy khắc nghiệt, những đau đớn mà người dân Việt Nam phải gánh chịu trong thời kì chiến tranh và trước sự tàn ác của chính quyền thuộc địa. Có vẻ như hồi ức buồn không thể xóa nhòa, nhưng cũng chính những hồi ức này lại trở thành minh chứng hùng hồn cho sự kiên cường và ý chí mạnh mẽ của con người Việt Nam, vẫn luôn giữ vững lý tưởng của mình, dẫu có thử thách gian khổ thế nào đi chăng nữa.

Dáng vẻ cổ kính bình dị của chợ cổ Cần Thơ

Chợ cổ Cần Thơ là một trong những địa điểm tham quan Cần Thơ khá quan trọng mà hầu như hành trình nào đến Cần Thơ, du khách tour du lịch miền Tây 4 ngày 3 đêm cũng đều có dịp để ghé thăm.


Trong các hành trình du lịch Cần Thơ 2 ngày 1 đêm, nếu như việc ghé thăm chợ nổi Cái Răng hay chợ nổi Phong Điền mang lại những trải nghiệm thật thích thú về nét đặc trưng của khu chợ trên sông, thì  việc ghé đến Chợ cổ Cần Thơ luôn để lại trong lòng du khách gần xa những ấn tượng và cảm giác bồi hồi khá đặc biệt. Nằm ngay bến Ninh Kiều, trên đường Hai Bà Trưng, Chợ cổ Cần Thơ được xây dựng cùng thời với Chợ Bến Thành  và chợ Bình Tây của Tp. Hồ Chí Minh, từng là một trong những ngôi chợ sầm uất nhất và có kiến trúc đẹp nhất vùng sông nước Cửu Long một thời. Đến thăm chợ, du khách sẽ không khỏi xúc động khi đứng trước vẻ ngoài khá cổ kính, bên trong chợ là trần cong, có mái ngói lợp theo kiểu âm dương, và hai cửa của ngôi chợ một cửa hướng ra sông thoáng đãng, một cửa hướng ra con đường ghi dấu ấn những năm tháng của quá khứ – thuở ban sơ với những bước chân đầu tiên khai phá miền đất trù phú này. Chợ cổ Cần Thơ ngày nay, tuy không còn là trung tâm buôn bán sầm uất của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh như thời hoàng kim của nó vào những năm đầu của thế kỷ 20, nhưng vẫn còn in dấu đậm nét không chỉ là dáng vẻ cổ kính, mà còn là phong thái trong buôn bán của người Nam Bộ rất đặc trưng qua thời gian. Du khách tour du lịch miền Tây 4 ngày đến Cần Thơ dù qua các tour du lịch hay công tác, ghé đến chợ cổ để tham quan hay chỉ là mua sắm, có lẽ đều có dịp nghe lại những câu chuyện đầy thi vị về một thời vàng son của nó. Có một khoảng thời gian Chợ cổ Cần Thơ xuống cấp về mặt kiến trúc khá nặng nề, nhưng rồi đã được khôi phục lại, khiến ngôi chợ như được hồi sinh trong nhịp sống của một Cần Thơ hiện đại náo nhiệt.


Theo chân khám phá du lịch miền Tây và có dịp ghé lại Cần Thơ, thăm Chợ cổ Cần Thơ nằm trầm ngâm bên bến Ninh Kiều, chắc chắn ai cũng có thể cảm nhận những giá trị xưa đáng quý của ngôi chợ này. Những giá trị ấy tuy xưa thật nhưng không hề cũ, trên nền của ngôi chợ từng một thời giao thương tấp nập, cho đến hoạt động buôn bán rất bình thường ở thời hiện đại của chợ, luôn tồn tại nét đôn hậu bình dị của con người miền Tây mộc mạc chất chất chẳng hề đổi thay.

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Những đường nét chạm trổ tài hoa của đình Vĩnh Phong

Vốn là một ngôi đền cổ từ cuối thời nhà Nguyễn, đình Vĩnh Phong (Thủ Thừa, Long An) bao năm nay vẫn uy nghi nằm bên bờ Rạch Cây Giáo. Tháng 8 năm 1998 Đình Vĩnh Phong được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây đã không chỉ là điểm tham quan Long An nổi tiếng với người dân Long An mà hằng ngày còn có nhiều du khách tour miền Tây 4 ngày 3 đêm xa gần tìm đến thăm thú.

Đình Vĩnh Phong là nơi thờ tự ông Mai Thừa Tự, người có công lập ra và xây dựng nên thị trấn Thủ Thừa ngày nay.


Năm1886 nhân dân chợ Thừa Tự quyên tiền xây lại ngôi đình và đưa bài vị ông vào thờ để ghi nhớ công lao khai phá vùng đất phía đông Long An.Vào ngày 10 tháng 10 âm lịch, nhân dân nơi đây lại làm lễ để tưởng nhớ đến công ơn của ông. Đình Vĩnh Phong có khuôn viên khá rộng, mang phong cáh kiến trúc thời nhà Nguyễn. Gồm có ba gian: Võ quy, võ ca và chánh điện. Bước vào chánh điện đình Vĩnh Phong sẽ thấy được sự uy nghi, bề thế với lối xây dựng theo lối cổ kết hợp bốn cột trụ, mái ngói âm dương, trên nóc đình là đôi rồng bằng sành trong tư thế lưỡng long tranh châu. Hướng chánh điện quay ra kênh Trà Cú nên không gian rất thoáng mát nhờ đón gió vào.

Từng nét trạm trổ tai hoa của những nghệ nhân xưa được thể hiện trên bao lam. Bao lam có từ năm 1918, được sơn son thiếp vàng tinh xảo. Các đề tài được thể hiện lên bao lam là những đề tài truyền thống như Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng), Tứ hữu (Mai, Lan, Cúc, Trúc). Các khung gỗ đặt trên bao lam kết cấu theo kiểu ô hộc chạm long hình tượng Long Mã, Mai Lộc…


Chánh điện càng trở nên nghiêm trang hơn khi treo hai bức hoành phi cổ và 8 cặp liễn có niên đại lâu đời từ năm 1886 và 1916 được gìn giữ cho đến nay. Khi đọc các cặp liễn này, du khách du lịch miền Tây Nam bộ sẽ khám phá ra điều thú vị là khi chữ đầu của 2 câu đối ghép lại thành tên đình.

Với nhiều người dân Thủ Thừa, Long An thì đình Vĩnh Phong như một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ lại thời gia khai hoang, lập làng của cha ông đi trước. Đình Vĩnh Phong còn giữ lại được nhiều vật thể có giá trị lịch sử đáng để du khách yêu thích những hành trình tour Long An, sẽ có dịp đến, tìm hiểu và biết nhiều điều hơn về nơi này.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Bún quậy Kiến Xây - Nét độc đáo của ẩm thực Phú Quốc

Ở Phú Quốc có một món ăn dân dã rất ngon mà mỗi lần ăn khách phải chờ rất lâu, “bon chen nhiệt tình” và toát cả mồ hôi hột mới được ăn, đó chính là bún quậy Kiến Xây. 

Nhắc đến ẩm thực Phú Quốc thường thì du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm cũng chỉ nghĩ đến những món hải sản đắt tiền, tuy nhiên những ai đã đến hòn đảo này rồi thì không sao quên được món ăn bình dân nhưng có sức hút khó cưỡng là “bún quậy”.


Bún quậy thực chất chính là một biến thể của bún tôm Bình Định, hay bún nước Kon Tum, chỉ có tên gọi và cách làm hơi khác một chút. Đặc sắc của món này là nguyên liệu cực kỳ tươi ngon, bún không mua ở chợ mà do quán làm tại chỗ. Bột gạo được ngâm cho mềm, xay nhuyễn, vo thành khối rồi cho vào máy ép, sợi bún chạy thẳng từ máy ép vào nồi nước luộc đang sôi trên bếp.

Ở Phú Quốc bạn lưu ý chỉ có một quán bún quậy duy nhất đó có tên là Kiến Xây. Đến đây, bạn sẽ được dịp ngạc nhiên khi thấy cảnh tượng có một không hai: khách hàng tự làm lấy mọi thứ. Quán đông nghẹt, khách quen đều hiểu “muốn ăn thì lăn vào bếp”. Gia vị làm nước chấm gồm: muối, đường, tiêu Phú Quốc, bột ngọt, ớt, tắc được để sẵn, khách tới tự động vào bếp làm nước chấm theo khẩu vị của mình. Dao thớt để xắt ớt, tắc chỉ có một, mà quanh bếp luôn có hàng chục người cầm đứng chờ, người này hối người kia xắt nhanh lên nên không khí lúc nào cũng rộn ràng, vui vẻ.

Công đoạn làm nước chấm đã xong, nhưng thực khách vẫn chưa thể ngồi vào bàn được đâu, bởi còn phải đứng chờ cô chủ quán làm bún nữa. Vì không có người phục vụ nên thực khách tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm phải xếp hàng để chờ tới lượt mình, nếu không thì chẳng thể nào có được bún để ăn. Và phải tận mắt chứng kiến được quá trình làm bún, bạn sẽ tự giải đáp được lý do vì sao món này được gọi là món bún quậy. Chả tôm, chả cá sẽ được quết lên xung quanh tô, sau đó cho bún vào và chan nước lèo, quậy quậy là thành ngay tô bún “vừa thổi vừa ăn”. Điểm làm cho món bún quậy Kiến Xây thơm ngon là vì chả tôm và chả cá tươi ngon. Còn bún thì lại được làm ngay tại quán.


Quán bún quậy Kiến Xây đã có tuổi đời hơn 20 năm. Quán nhỏ, lụp xụp, không có bảng hiệu, địa chỉ nhưng ngon thì nức tiếng. Đúng 19g tối hàng ngày cô chủ quán mới dọn hàng ra bán, nhưng mới 18g30 khách đã lục tục tới ngồi trước vì… sợ hết chỗ.

Tô bún to chất lượng, lại bỏ rất nhiều tôm, cá mà giá chỉ có từ 10.000 đồng đến 30.000 tùy loại, người bị cảm ăn món này thay cháo giải cảm cũng rất tốt, bún bỏ nhiều tiêu và hành lá, ăn vào ra mồ hôi là khỏi bệnh, lại có thêm tôm, cá nên nhiều dinh dưỡng hơn bát cháo hành giải cảm bình thường. Nhiều người nói đùa, ai bị cảm cứ tới đây chen chúc, chờ lấy được tô bún là mồ hôi đầm đìa, khỏi ăn cũng hết bệnh.

Bún quậy Kiến Xây ở đây nổi tiếng không chỉ vì hương vị đậm đà, thơm ngon, vì giá quá rẻ mà chính vì bởi không khí rất riêng của quán. Cảnh khách hàng tự vào bếp cắt cắt, thái thái, rồi chen lấn, “tranh giành” ở đây thật khó mà tìm thấy ở nơi khác. Nếu bạn đang tìm quán ăn ngon, bình dân, không khí vui tươi thoải mái thì nên đến thử, bảo đảm ăn một lần là nhớ hoài, không quên.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

5 món đặc sản nhất định phải thử khi đến Phú Quý

Không chỉ khiến du khách ngây ngất bởi phong cảnh đẹp, đảo Phú Quý còn hấp dẫn bởi những món “ăn một lần là nhớ mãi”.

Cua huỳnh đế


Đi đảo thì tất nhiên hải sản là món ăn hầu hết du khách du lịch Phan Thiết Mũi Né không thể bỏ qua rồi, tuy nhiên ăn gì để khi nhắc đến món đó bạn sẽ nhớ về hòn đảo này thì không có món gì qua mặt cua huỳnh đế. Cua huỳnh đế được tôn xưng là vua của các loài cua. Bởi cua huỳnh đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu đỏ hồng như chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, càng to, cạnh sắc lém như dao. Trong lịch sử, loài cua huỳnh đế vốn là đặc sản tiến vua bởi thịt cua mềm, càng ăn càng ngon, thơm và bổ dưỡng. Tới đảo Phú Quý bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức món cua đặc sản thơm ngon này vẫn còn sống với mức giá chỉ từ 350.000 – 400.000 đồng/1kg.

Gỏi ốc giác

Ốc giác là loại hải sản quen thuộc của người dân đảo Phú Quý, thường chế biến thành nhiều món khác nhau. Ngoài các cách đơn giản như luộc, hấp, nướng, xào với mì…, ốc giác còn nổi tiếng với món gỏi. Mỗi con ốc giác thường có trọng lượng rất lớn, đôi lúc nặng tới 2 kg và có khả năng sống hàng tuần trong nước mặn sau khi đánh bắt. Tuy nhiên, loại làm món gỏi phải mới đánh bắt lên bờ, thịt còn tươi, tiết chất nhờn để bảo đảm độ ngọt.

Để làm gỏi ốc giác ngon, phần quan trọng nhất là gia giảm đường, giấm sao cho đậm vị, không ngọt gắt cũng không chua quá. Hành rắc lên trên phải là loại tía, phi thơm, vàng óng. Ngoài ra, nước mắm pha chế chấm gỏi rất công phu, có đủ vị ngọt, chua, thanh và ăn kèm với bánh tráng nướng hoặc phồng tôm. Hầu hết các quán ăn tại đảo Phú Quý đều có bán món ăn này.

Cua mặt trăng


Cua mặt trăng thường sống ở các bãi đá san hô và có ở nhiều nơi tại Việt Nam, nhưng nhiều nhất là ở đảo Phú Quý. Tên gọi mặt trăng có lẽ bởi trên mai cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi như mặt trăng. Loại cua này có thịt thơm ngon nhất vào kỳ trăng mọc. Có lẽ đây cũng là nguyên do mà người ta đặt cho nó cái tên cua mặt trăng.

Để chứng minh là một thực khách du lịch Phan Thiết Mũi né 4 ngày 3 đêm sành về ẩm thực Phú Quý không có cách nào hay hơn là kêu cua mặt trăng khi gọi món. Nếu từng một lần được thưởng thức món cua mặt trăng hấp hoặc nướng chấm muối tiêu chanh chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên.

Tôm hùm

Đến Phú Quý, ngoài các món ăn quen thuộc được nhiều du khách biết thì hòn đảo này còn nổi tiếng với đặc sản tôm hùm. Đặc biệt, thịt tôm hùm ở đảo Phú Quý chắc ngọt, ăn vào còn nghe tiếng giòn lựt sựt của những sợi gân xen lẫn trong từng thớ thịt. Đến đây, bạn đừng quên thưởng thức các món ăn chế biến từ tôm hùm cực hấp dẫn như: tôm hùm hấp, nướng, gỏi tôm hùm, cháo tôm hùm… Bạn có thể mua tôm hùm ở cầu cảng Phú Quý hoặc các nhà hàng hải sản địa phương. Giá tôm hùm sống ở đây có mức giá khoảng từ 500.000 – 1 triệu đồng/kg.

Chè rau câu chân vịt

Rau câu chân vịt là món ăn vừa giải nhiệt lại bồi bổ cho sức khỏe. Người ta thường chỉ quen dùng rau câu chân vịt để nấu canh, làm gỏi… nhưng ít ai biết ở Phú Quý người ta còn lấy rau câu chân vịt nấu thành chè. Đây là một món ăn rất đặc biệt vừa lạ vừa quen mà khi tới đây nhất định bạn sẽ phải thử.

Bánh đập - Món quà quê dân dã

Dù ở nhà hàng quán xá hay ngay trong nhà dân, vỉa hè…, món bánh đập dân dã đã góp phần vinh danh vùng đất Hội An “trăm vật trăm ngon”.

Sao không phải là cái tên kiêu sa khác mà là “bánh đập”, nhiều người đã đặt câu hỏi khi lần đầu nghe đến thức quà quê này. Đơn giản thôi vì bánh trước khi ăn phải đập tay vào nó mới đúng điệu.

Chuyện kể rằng lúc mới xuất hiện nghề làm bánh tráng, cư dân nơi đây thấy bánh mới tráng nóng hổi, trắng ngần ngon lành nên ăn thử. Thấy ngon liền thêm hai miếng bánh tráng mỏng mới nướng giòn tan kẹp một lớp bánh ướt rồi dùng nắm tay đập cho lớp bánh tráng nướng vụn ra, dính quyện vào lớp bánh ướt, vậy mà món ăn lại càng thêm thi vị.

Cứ thế, mỗi khi tráng bánh các bà các chị lại “đập bánh” để làm đẹp lòng chồng, con, cháu. Phù hợp với phương châm “ngon, khỏe, rẻ”, bánh đập nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong lòng người dân, trở thành món điểm tâm buổi sáng, có người còn mang ra ruộng để ăn uống nửa buổi lấy sức làm việc tiếp…

Dần dần bánh đập không chỉ có ở những quán ven đường làng, ngõ xóm mà trở thành món đặc sản ẩm thực nổi tiếng.

Món ăn nhìn tuy đơn giản nhưng từng công đoạn làm bánh rất kỹ lưỡng. Để bánh có vị ngọt bùi, mặt bánh trắng tinh, láng mướt phải chọn loại gạo tẻ thơm, độ dẻo vừa phải. Gạo mang đi vo kỹ, ngâm nước vài tiếng cho mềm.

Thường thợ tráng bánh tráng phải dậy từ rất sớm. Bánh tráng cách thủy, dùng gáo láng bột thật mỏng rồi đậy vung lại, không để bánh quá chín. Lúc bánh chín một tay dùng thanh tre mỏng khéo léo luồn xuống phía dưới mép bánh để lấy bánh ra khỏi khuôn, tay còn lại đổ tiếp mẻ bột mới.

Cứ như thế, những chiếc bánh mềm, trong suốt, mỏng như mảnh lụa ra đời.

Cả một khối bánh lớn gồm vài trăm lá bánh được bỏ trong một cái thau, người bán phải dùng đầu ngón tay lăn nhẹ ở đường biên của khối bánh để lấy ra từng lá bánh dán lên chiếc bánh tráng nướng giòn nóng hổi.

Rất nhẹ nhàng, dùng tay đập lên bánh tráng nướng, lúc này bánh dậy mùi thơm của mè.

Điểm nhấn của món này chính là mắm cái. Mắm cái được làm từ loại cá cơm than đánh bắt ở cửa biển Cù Lao Chàm. Mắm pha như thế nào để có độ hơi sánh sánh, có màu nâu nâu của mắm cái, đo đỏ của sa tế và quan trọng nhất mùi vị phải toát hết “chất Quảng”, loãng một chút, mặn mà một chút, ngọt và cay nồng nàn.

Thế là thực khách tour Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm chỉ cần xé bánh ra thành những miếng nhỏ khoảng hai ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai.

Chao ôi, cái vị beo béo của gạo mùa lúa mới, giòn giòn bánh tráng nướng, cái dẻo của bánh ướt thêm vào đó vị mằn mặn, ngọt ngọt, cay cay của nước mắm, thi thoảng lại bắt gặp một vài miếng hành phi thơm sực mũi.

Hầu như vị khách nào khi ăn bánh đập cũng đều xuýt xoa vì cay nhưng tay vẫn tiếp tục cầm bánh cho vào miệng.

Quả không có gì phải ngạc nhiên khi tại Hội An món bánh đập mộc mạc, rất bình dân lại hiện hữu qua mỗi sớm mai, mỗi chiều tà và trở thành món quà vặt hấp dẫn nhiều khách thập phương.

Lang thang trong các khu phố, bên cạnh các dãy hàng quán với những đặc sản cao lầu, bánh bao – bánh vạc, hoành thánh, chè bắp, mì Quảng… bạn sẽ tìm thấy góc hàng bán bánh đập.

Hoặc chỉ cần sải bước qua cầu Cẩm Nam, bên kia dòng sông Hoài thơ mộng dễ dàng nhận ra hàng chục quán chuyên bán bánh tráng đập, quán nào cũng đông khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem.

Không mời chào quá vồn vã nhưng quán lúc nào cũng đông khách. Người đến rồi đi vẫn nhận ra một lời hò hẹn từ chiếc bánh đập dẫu rất giản dị nhưng lại gói ghém cả tấm chân tình của người phố Hội.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Đình Trà Cổ - Mái đình Việt nơi địa đầu Tổ Quốc

Đình Trà Cổ được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 của đời Hậu Lê 1461 trên vùng đất phía Nam phường Trà Cổ thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây xưa kia người dân sống bằng nghề chài lưới, cuộc sống của họ gắn liền với sóng với gió.

Mặc dù được xây dựng tại vùng biên giới giáp với Trung Quốc nhưng đình Trà Cổ hoàn toàn mang phong cách kiến trúc Việt Nam, mang đậm chất văn hóa của người Việt, không hề lai căng pha tạp đồng hóa với kiến trúc Trung Hoa, điều này càng khẳng định rằng cha ông ta ngày xưa đã rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc.


Những câu chuyện linh thiêng về chùa Bà Đanh

Đình Trà Cổ như một cột mốc khẳng định chủ quyền Văn Hóa của Việt Nam. Trải qua gần sáu trăm năm thăng trầm của đất nước, không ít cơn binh lửa can qua nhưng đình vẫn giữ nguyên dáng vẻ và phong cách như xưa. 

Mặt bằng đình theo kiểu chữ Đinh, tiền đường gồm 5 gian, 2 trái, hậu cung có 3 gian. Mái đình hơi võng, lợp ngói mũi giống như những ngôi đình của các làng quê đồng bằng sông Hồng. Đình gồm 48 cột lim đặt trên tảng kê bằng đá xanh.

Cột cái cao 4,65 mét, chu vi cột 1,63 mét. Đình còn có 2 cột bằng đá nguyên khối cao hơn 2 mét. Trong đình có nhiều bức cửa võng trạm trổ tinh xảo được sơn son thếp vàng. Những hình ảnh cách điệu về Tứ Linh, về thần tiên, về con người...

Trong hậu cung có bức trạm bông sen vàng, ở giữa giải hoa văn ô vuông. Trước hậu cung có bức y môn bằng lụa điều thêu hình rồng phượng, đôi chim hạc cao 1,5 mét.

Đình có hai bức hoành phi lớn sơn son thếp vàng: Ghi dòng chữ: Địa cửu Thiên trường (Đất vững, Trời dài) và : Nam Sơn tịnh thọ (Nước Nam bền vững).Đầu Đao của đình uốn cong vươn lên như những đầu đao của những ngôi đình ở đồng bắng bác bộ. Đẩu Bẩy được làm bằng những thân lim lớn, trạm trổ hình đấu rồng tinh xảo, rất đặc biệt là các bức trạm trổ không hề giống nhau,


Nét đẹp lễ hội đền Trần 2017

Sàn đình làm bằng gỗ, cao 0,4 mét, bưng kín bằng những bức trạm trổ. Nhiều kết cấu mái đều được cách điệu và trạm trổ tinh xảo. Liên kết hệ khung dầm và vách ngăn đều bằng gỗ lim có kích thước lớn. Trong đình hiện còn lưu giữ được những hiện vật cổ rất có giá trị.  

Đình thờ 6 vị Thành Hoàng làng đã có công lập nên xã Trà Cổ xưa. Truyền rằng Trà Cổ tổ Đồ Sơn - Những người dân Đồ Sơn xưa đã đến nơi này - Họ là những ngư dân, là những người lính ra trấn giữ mảnh đất này của Tổ quốc và ở lại sinh cơ lập nghiệp lập nên làng chài Trà Cổ. Hàng ngàn năm qua đi, người dân Trà Cổ vẫn còn giữ nguyên nền nếp của người dân vùng biển Đồ Sơn. Có nhiều người dân Trà Cổ đã xa rời quê hương đi định cư ở nước ngoài nhưng vẫn luôn nhớ về cội nguồn đất Việt. Họ vẫn luôn nhớ về mái đình Việt nơi địa đầu Tổ quốc.

Quan Lạn - Viên ngọc quý của du lịch Vân Đồn

Quan Lạn là một vùng đất có bề dày lịch sử. Nơi đây còn âm vang trận thuỷ chiến tại sông Mang, quân dân Vân Đồn dưới sự chỉ đạo của danh tướng đời nhà Trần: Nhân Huệ \/ương Trần Khánh Dư tiêu diệt trên trăm chiến thuyền cùng với trên 70 vạn hộc lương, khí giới của triều đình nhà Nguyên vào năm 1288. 



Quan Lạn hiện có nhiều di tích được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, như: Đình Quan Lạn, chùa Quan Lạn, đền thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, ba ngôi miếu thờ ba anh em họ Phạm người Quan Lạn đã anh dũng hy sinh trong trận thuỷ chiến năm 1288. Cách trung tâm xã 2km là trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn (Cái Làng). Trung tâm thương cảng còn một giếng cổ có tuổi đời hàng ngàn năm, đó là giếng Hệu. Có câu ca dao mà trẻ, già, trai, gái người Quan Lạn ai ai cũng thuộc:

“Khi đi tóc chấm ngang vai
Về tắm giếng Hệu tóc dài ngang lưng...”

Từ thương cảng, du khách có thể ra ngắm cảnh ở bãi biển Ông Thiên Lôi, bãi biển Chân Tiên, bãi Công Chúa v.v.. Hay đi vào khu rừng phi lao rợp bóng mát. Với những du khách thích tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên thì Quan Lạn chắc chắn là điểm dừng chân lý tưởng, với ba bãi cát trắng mịn có chiều dài trên 2km thoai thoải ra biển. Làn nước trong xanh tạo nên những bãi tắm đẹp, môi trường sạch, nằm dưới cánh rừng phi lao, rừng châm còn rất hoang sơ: Đó là bãi tắm Quan Lạn - Bãi tắm Sơn Hào I, Sơn Hào II tạo cho Quan Lạn một vị thế phát triển du lịch chào đón du khách trong và ngoài nước.


Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngỡ ngàng của Ngũ Động Thi Sơn

Từ năm 2003, Quan Lạn đã phát triển nhiều nhà nghỉ tiện nghi phục vụ khách. Về ẩm thực, Quan Lạn lại càng dồi dào: Ngao, sò, ngán, ốc, con móng chân v.v.. Mùa du lịch cũng là mùa khai thác bào ngư, hải sâm, cầu gai, cua, ghẹ, tôm biển, sá sùng... Những năm gần đây Quan Lạn còn phát triển nuôi cá lồng bè, nuôi tu hài, do vậy hải sản đã dồi dào lại dồi dào hơn...

Có thể nói Quan Lạn chính là “hòn ngọc” ở vùng biển đảo Vân Đồn với rất nhiều tiềm năng để trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Nghệ thuật kiến trúc tinh xảo của chùa Xuân Lan

Chùa Xuân Lan thuộc thôn Trung, xã Hải Xuân, huyện Hải Ninh, cách biên giới Việt Trung khoảng 3 km, cách thị xã Móng Cái 2 km.

Chùa Xuân Lan được xây dựng từ bao giờ không ai rõ. Điều đặc biệt lưu ý là, đến nay chùa còn lưu giữ được một số tượng Phật rất lớn (trong đó có 5 pho tượng thời Lê). Ngoài hệ thống tượng Phật, chùa còn lưu giữ được một số mảng chạm khắc gỗ với những đường nét tinh vi sắc sảo mang phong cách thời Lê. Qua đây, có thể khẳng định rằng, ngôi chùa được xây dựng từ cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn, cách ngày nay khoảng trên ba thế kỷ.   


Khám phá vẻ đẹp động Thiên Hà Thung Nham 2017

Xuất phát từ ý niệm của người dân nông nghiệp trong vùng, ngôi chùa là trung tâm văn hoá của làng, hầu hết mọi sinh hoạt có tính chất xã hội của cộng đồng đều được diễn ra ở chùa. Mặt khác, do nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người dân trong vùng ngày càng cao nên nhân dân đã đóng góp công của để xây dựng lên ngôi chùa này và nó đã được lưu giữ như hiện nay.

Chùa Xuân Lan tọa lạc trên một mô đất cao, phía trước chùa là một hồ nước hình bán nguyệt và con sông Ca Long uốn lượn trước cửa chùa rồi chạy thẳng ra Mũi Ngọc. Theo các cụ già trong làng thì chùa được xây dựng trên trán con rồng và mắt rồng là ao trước cửa chùa. Đây là mảnh đất cao ráo, thoáng đãng. Dòng sông Ca Long bắt nguồn từ Trung Quốc chảy thẳng vào cửa chùa rồi ngưng lại uốn khúc ở đó để tụ lại nguồn khí thiêng nơi địa đầu của Tổ quốc. Bởi thế mà từ rất lâu đời, ngôi chùa đã đi sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây một điều gì đó rất linh thiêng và gắn bó. Đến nay, chùa vẫn còn gìn giữ gần như nguyên vẹn.

Chùa Xuân Lan quay hướng nam, hướng bắc giáp trường học, phía tây giáp đài tưởng niệm, phía đông giáp đường Quốc lộ.

Lối đi vào chùa là các bậc thềm, trước kia được ghép bằng các khối đá xanh, trải qua thời gian và chiến tranh, nên đã bị huỷ hoại phần nào. Hiện tại các bậc thềm này được làm xen kẽ với gạch nung. Tiếp theo là sân chùa được lát bằng một lớp vữa xi măng, xung quanh bó gạch tạo nên một không gian thoáng mát trước cửa chùa.

Chùa bố cục mặt bằng hình chữ đinh, toà tiền đường gồm 5 gian bịt đốc, nối liền với hậu cung 3 gian 2 chái tạo thành. Phía trước hai bên chùa là nhà Tổ và nhà Mẫu. Ngoài ra, chùa còn có nhiều kiến trúc phụ khác như: nhà sắp lễ, bếp, giếng... Hầu hết các công trình được xây dựng bằng một loại gạch xanh hết sức đặc biệt: gạch xanh được đóng bằng đất bãi ven sông, sau đó xếp vào lò và chất củi đốt xung quanh, đến khi gạch chín, người làm gạch lại chất vào hầm hun khói tới khi gạch chuyển màu xanh là được. Viên gạch có kích cỡ dài 30cm, rộng 18cm và dày 6cm.


Náo nhiệt lễ hội đền Cô Chín 2017

Chùa Xuân Lan chủ yếu được xây dựng bằng các cấu kiện đá xanh. Các bậc lên chùa bằng đá xanh, các cột, xà ngang bằng đá. Và đặc biệt chùa vẫn còn lưu giữ một pho tượng đá. Chất liệu đá làm nên những cấu kiện này là những phiến đá có kích cỡ lớn, được đem từ núi Tổ Chim về (núi Tổ Chim là một đảo đá lớn nằm ở phía ngoài phường Trà Cổ, giáp biên giới Việt Trung).

Những nét chạm khắc ở các cấu kiện này hết sức tinh xảo, các mộng đá, gỗ được ghép vào nhau rất khít, tạo thế vững chãi, bền chắc cho ngôi chùa.

Ngoài nghệ thuật kiến trúc đá, chùa Xuân Lan còn lưu giữ được những mảng chạm khắc gỗ có giá trị. Đặc biệt là các mảng chạm khắc ở vì kèo, đầu dư, đầu bảy, bức cốn... được các nghệ nhân thời trước chạm trổ kênh bong với những hình long, ly, quy, phượng và các hoa văn khác với những đường nét tinh vi, sắc sảo và mềm mại, mang vẻ đẹp thâm nghiêm cả về tạo hình và tâm linh.

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp của động Tam Cung

 Động Tam Cung nằm trên đảo Mây Đèn - một hòn đảo nằm gần như tách biệt với các đảo khác. Hòn Mây Đèn vách đá dựng đứng chênh vênh, rừng cây xanh tốt.


Những tour du lịch lễ hội hấp dẫn nhất 2017

Ở cả ba ngăn động, nhũ đá tạo ra những hình thù tự nhiên sống động như tiên ông với chòm râu bạc phơ, ba ông tam đa trầm mặc, nụ hoa quỳnh trắng muốt, rồi nào là hình sư tử, hải cẩu, tượng thuỷ thần...

Vào ngăn thứ nhất, bất chợt ta dừng bước lặng nghe đâu đó vang lại những âm thanh như tiếng đàn T’rưng hoặc đàn đá thánh thót. Chưa hết ngạc nhiên, du khách bỗng gặp một "ông tiên" đang chống gậy leo núi, chòm râu trắng phơ bay trong gió. Và đây nữa, ba "ông tam đa" đang đứng trầm mặc trên vách động nhìn cảnh trần xuôi ngược. Từ trần động một nhũ đá giống hệt nụ hoa quỳnh trắng muốt đang chúm chím nở giữa rừng hoa nhũ đá.

Từ ngăn thứ nhất đến ngăn thứ hai qua một khe cửa nhỏ, bước đi gập ghềnh, nơi đây như là một bảo tàng tự nhiên sống động, nào là sư tử đá, hải cẩu, tượng thuỷ thần... Và chính giữa ngăn thứ hai là một dòng suối tiên quanh năm nước ngọt tràn trề, hai bên vách động là những bức rèm đá buông rủ từ trần xuống thướt tha, tất cả dường như đang lay động. 



Đến ngăn trong cùng du khách sẽ được xem một bức phù điêu hoành tráng trên đó chạm trổ những hình thù kỳ dị nhưng lại rất công phu, tầng tầng lớp lớp trong một chỉnh thể chung cân đối, hài hoà, những bông hoa, gậy trúc xinh xắn, những bức rèm đá tự nhiên, những chú voi hiền từ đang ngủ...