Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Những ấn tượng về sự khác biệt độc đáo của Quan Lạn

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi được đặt chân lên Quan Lạn là cát. Cát ở Quan Lạn trắng tinh – trắng như muối biển. Hàng chục đồi cát như thế trải dài khắp đảo. Những cây phi lao vươn mình trước gió biển, nổi bật giữa nễn cát trắng tinh như thế.

Và điều làm nên sự khác biệt nữa của Quan Lạn với nhiều vùng biển phía Bắc khác là màu nước ở đâu có màu xanh lam. Đây là bãi biển Sơn Hào thuộc xã Quan Lạn trên đảo. Nước biển ở đây trong văn vắt, cát trắng mịn. Vì còn rất hoang sơ, các bãi biển ở Quan Lạn đều rất sạch sẽ.

Quan Lạn nối với Minh Châu bằng một bờ biển uốn lượn đẹp hững hờ. Cùng với không khí rất trong lành trên đảo, tảng bộ hoặc thong dong ở đây, du khách du lịch Quan Lạn 2 ngày 1 đêm sẽ cảm nhận được mùi gió biển và cái ráp ráp của muối biển đặc trưng.


Không giống như nhiều nơi, phương tiện đi lại ở Quan Lan chủ yếu bằng xem lam 3 bánh – loại xe đã xuất hiện ở phố phường Hà Nội cách đây hai mươi năm qua. Người dân ở đảo bảo rằng, loại xe này cũng có tuổi đời ngót ngét như vậy ở đây. Chỉ có điều, cho đến nay nó vẫn tồn tại với cái tên mà khách du lịch đặt cho là xe tuk tuk (loại phương tiện giao thông thường thấy ở Thái lan). Mỗi xe chỉ được phép chở 8 người, trên xe cũng có niêm yết giá cụ thể cho từng quãng đường nhất định.

Đến Quan Lạn đi ngắm biển rong chơi bằng xe tuk tuk thì chẳng có gì hơn. Người lái xe cần mẫn sẽ đưa bạn đi qua những đồi cát trắng, rặng phi lao vi vu gió mát một bên là cảnh biển thơ mộng giữa cái nắng hanh hao.

Đến Quan Lạn điểm đến đầu tiên, ý nghĩa nhất là việc viếng thăm đình Quan Lạn, thắp nén hương tưởng nhớ công ơn của vị tướng trấn ải Vân Đồn, Trần Khánh Dư đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược. Đây không những là một ngôi đình đẹp, rất thiêng liêng trong tâm thức người dân đảo.

Ngôi đình được xây dựng ở thương cảng cổ Cái Làng dưới thời hậu Lê (khoảng thế kỷ 17), là ngôi đình duy nhất thờ vua Lý Anh Tông - người đã có công lập ra thương cảng Vân Đồn năm 1149. Đây là ngôi đình cổ đẹp, được dựng công phu bằng gỗ mần lái (chỉ có trên đảo đá Ba Mùn, Vân Đồn) được chạm khắc tỉ mỉ, công phu, đường nét tinh tế và chau chuốt. Trải qua mấy trăm năm trước nắng gió của biển nhưng những cây cột gỗ mần lái vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị xuống cấp.

Đến Quan Lạn vào này, bạn sẽ được đi qua những con đường xanh thẳm lá và tím ngắt hoa sim. Nơi đây, gần như là nơi duy nhất ở miền Bắc có rất nhiều cồn cát thênh thang, lộng gió, rộng ngút tầm mắt. Đến đây, khách du lịch thỏa sức nhảy cát.

Đến với Quan Lạn dịp hè này, điểm đến không thể thiếu là các bãi tắm như: bãi đầu Làng, Sơn Hào... cách trung tâm xã không xa. Đây là các bãi biển có lớp cát dày mịn, nguyên sơ, nước mát, trong suốt. Những sớm mai, hoặc chiều về du khách du lịch biển hè 2018 có thể thưởng thức các loại hải sản biển tươi sống.


Dịu dàng nhất là lúc Quan Lạn về đêm. Khi ấy trên bãi Minh Châu, khách du lịch có thể cùng nhau ra bãi biển, nghe sóng vỗ rì rào, nướng mực, uống rượu, và đốt lên những trái tim lửa thế này, giữ lại trong tim mình những điều ngọt ngào khó quên.

Quan Lạn mùa hè nắng nóng, đầy gió, mùa đông lạnh, người dân địa phương còn nhớ có năm có tuyết rơi.

Ẩm thực trên đảo cũng khá phong phú. Bạn có thể gọi các món như hải sâm xào, mực tươi hấp, sá sùng tươi xào lá lốt, cá kìm chiên giòn, cá song hấp, tu hài nướng cùng nhiều loại ốc biển như ốc gai, ốc đá… tươi ngon để thưởng thức

Trong làn sương sớm du khách có thể đi ra bến tham quan mua bán hải sản ở chợ cá Tân Đoài (ngay gần đình Quan Lạn) hoặc đi bộ khoảng 30 phút ra nghềnh đá bãi Đầu Làng khám phá sự hùng vĩ, hoang sơ của biển.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Hương vị đậm đà khó quên của nem nướng Cái Răng

Về miền Tây sông nước, bạn không thể bỏ qua món nem nướng nổi tiếng nhất vùng – Nem nướng Cái Răng. Món nem này đã trở thành niềm tự hào trong văn hóa ẩm thực của người Cần Thơ. Vị nem ngọt ngọt, thơm thơm, vừa giòn lại vừa dai, bùi bùi, béo béo… đã đề lại một hương vị đậm đà khó quên trong lòng thực khách tour du lịch miền Tây 4 ngày!

Mặc dù hiện diện ở nhiều nơi, nhưng qua bàn tay của con người ở mỗi vùng đất, nem lại khoác lên mình những hương vị rất đặc trưng. Nhắc đến nem, người ta nghĩ ngay đến nét chân quê mà cũng không kém phần sang trọng. Vì ăn nem phải biết thưởng thức, nhâm nhi, người sành ăn mới có thể nhận biết đâu là nem vùng nào, nếu không thì chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận dở ngon.


Nem được làm từ thịt heo, thịt phải là loại vừa mới, thịt như hãy còn bốc hơi nóng và đem bỏ gân, thấm cho sạch máu. Tiếp đến người ta xắt thành lát mỏng rồi đem ướp với tỏi nướng vàng, tỏi tươi băm nhỏ, nước mắm ngon cô đặc, muối, bột nêm… Khi gia vị đã thấm đều thì thêm chút đường và tiêu xay rồi cho tất cả vào cối quết.

Khi thịt quết đã dẻo, chuyển sang mầu trắng thì viên tròn vừa ăn rồi xiên vào que. Từng cục nem tròn tròn, ú ú, người ta đem xâu qua thanh tre đã được chuốt nhỏ rồi nướng lên ngọn lửa than hồng cháy dịu, đến khi thịt chín vàng đều thì thoa thêm ít mỡ hành phi thơm. Có lẽ không một du khách tour miền Tây 4 ngày 3 đêm nào có thể chối từ được sự cuốn hút của những viên thịt tròn tròn đỏ au, láng bóng, mướt mờ như mỡ, vàng ươm thơm nức trên lửa than hồng do sự khéo léo của người nướng mà thành.


Nem nướng Cái Răng đi cùng với rau thơm, chuối chát, dưa leo, khế chua thì ngon không gì sánh được. Người miền Nam vốn ưa dùng rau thơm, bánh tráng nem để cuốn bánh, vì thế mà món nem này cũng không nằm ngoài sở thích ấy.

Vị nem ở Cái Răng dường như hấp dẫn hơn nhờ khung cảnh mênh mông sông nước và tấm lòng thơm thảo của người dân miền Tây, khiến người ta chẳng nỡ rời xa miền đất này.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Khám phá hương vị hủ tiếu Sa Đéc độc đáo hấp dẫn

Nhờ sử dụng nguyên liệu đặc biệt từ làng bột trăm tuổi Tân Phú Đông nên mùi vị của món hủ tiếu Sa Đéc vô cùng độc đáo. Không những gây “nghiện” cho thực khách trong nước, hủ tiếu Sa Đéc còn làm cho nhiều thực khách tour du lịch miền Tây 4 ngày nước ngoài xuýt xoa khen ngợi.

Nguyên liệu đặc biệt từ làng bột trăm tuổi

Khác với hủ tiếu Nam Vang hay nhiều loại bánh hủ tiếu ở những vùng miền khác, hủ tiếu Sa Đéc được chế biến theo công thức truyền thống hơn trăm năm qua của người dân làng bột Tân Phú Đông. Hủ tiếu Sa Đéc không sử dụng phụ gia hay hóa chất nhưng bánh hủ tiếu vẫn dai ngon và thơm lừng.


Để tìm hiểu về cách làm bánh hủ tiếu của người dân Sa Đéc, chúng tôi đến một số lò sản xuất hủ tiếu có tiếng ở địa phương. Trong cái nắng chan hòa của những ngày cuối năm, những vỉ hủ tiếu được phơi trên các khung giàn nối tiếp nhau tạo nên một không gian thoáng đãng, thu hút, bởi bạt ngàn vỉ hủ tiếu được xếp liền kề nhau.

Chia sẻ về nghề làm hủ tiếu gia truyền của gia đình, chị Trần Thị Kim Ửng - chủ lò hủ tiếu Kim Ửng ở TP.Sa Đéc cho biết: “Hủ tiếu Sa Đéc được chế biến từ bột gạo ngang (bột gạo nguyên chất không qua lắng lọc) nên sợi hủ tiếu giữ trọn được hương vị đậm đà từ hạt gạo. Một trong những điểm hấp dẫn của bánh hủ tiếu Sa Đéc là có độ mềm và dai vừa phải, thực khách không bị ngán. Để tạo được độ dai và mềm đặc trưng thì khâu pha bột, tráng bánh và phơi nắng phải tuân thủ theo quy trình và làm đúng với bí quyết truyền thống từ xưa đến giờ”.

Với công thức bí truyền được kế thừa qua nhiều thế hệ cùng loại bột gạo đặc biệt được sản xuất từ làng bột Tân Phú Đông mà bánh hủ tiếu Sa Đéc tạo được sự cuốn hút riêng.

Hủ tiếu Sa Đéc - sự hòa quyện tinh tế của nhiều phong cách ẩm thực

Khi tới Sa Đéc, dù thưởng thức một tô hủ tiếu có giá 6 ngàn đồng hoặc 25 ngàn đồng thì thực khách đều cảm nhận được hương vị rất đặc biệt của món ngon nơi đây.


Với thời giá hiện tại, khi cầm 6 ngàn đồng trong tay, chắc chắn nhiều người nghĩ rằng, sẽ rất khó để có được một bữa điểm tâm sáng tươm tất. Nhưng ở quán hủ tiếu Bà Sẩm, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP.Sa Đéc thì bạn hoàn toàn được sở hữu một bữa sáng ngon lành. Hủ tiếu Bà Sẩm là một trong những quán hủ tiếu bình dân nổi tiếng và lâu đời nhất nhì tại TP.Sa Đéc. Với phương châm bán hàng “vừa ngon vừa rẻ”, hơn nửa thế kỷ qua, quán hủ tiếu Bà Sẩm đã gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ người dân Sa Đéc. Dù đi đâu, miễn về Sa Đéc người ta lại tìm đến quán hủ tiếu của Bà Sẩm. Để thưởng thức một tô hủ tiếu Sa Đéc chính hiệu ở đây, thực khách chỉ cần chi 6 ngàn đồng cho tô hủ tiếu thường và 10 ngàn đồng cho tô hủ tiếu đặc biệt.

Bà Hồ Thị Hương ( 70 tuổi), ngụ xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc nói: “Mấy chục năm qua, món điểm tâm sáng ưa thích của tôi luôn là món hủ tiếu và đặc biệt hấp dẫn hơn hết là hủ tiếu Bà Sẩm. Hủ tiếu bà Sẩm vừa ngon lại vừa phù hợp với túi tiền của người dân lao động nghèo. Có những hôm quán rất đông, tôi vẫn kiên nhẫn ngồi chờ để thưởng thức tô hủ tiếu nóng hổi, bởi đơn giản ăn riết rồi thành “nghiện”, đã “nghiện” thì phải kiên nhẫn ngồi chờ thôi”.

Mặc dù tô hủ tiếu tại quán bà Sẩm có giá khá mềm, song vẫn rất chất lượng. Một trong những điểm hấp dẫn thực khách chính là nước súp. Nhiều thực khách nhận xét, hủ tiếu ở quán Bà Sẩm ấn tượng nhất là vị nước súp và sợi hủ tiếu.

Món hủ tiếu khô

Chia sẻ về phương châm buôn bán của mình, bà Tăng Kiến Hưng, truyền nhân đời thứ hai của bà Sẩm (Bà Quan Muội, người sáng lập thương hiệu hủ tiếu Bà Sẩm) cho biết: “Với phương châm lấy công làm lời, gia đình tôi mong muốn món hủ tiếu của quán đến được với tất cả thành phần người tiêu dùng. Và mấy chục năm nay, quán luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo thực khách”.

Người dân Sa Đéc có nhiều cách thưởng thức khác nhau, nhưng có thể nói hủ tiếu khô ăn với nước sốt và nước súp được hầm từ xương ống thì mới đúng “gu”.


Theo một số tiệm kinh doanh hủ tiếu lâu đời tại TP.Sa Đéc, món hủ tiếu khô bắt nguồn từ phong cách ẩm thực của một số người Việt từng sống tại Campuchia về định cư tại Sa Đéc. Dần dần theo thời gian, món hủ tiếu khô được người dân Sa Đéc học hỏi và chế biến theo phong cách của cư dân bản địa. Ngày nay, ngoài món hủ tiếu nước thì hủ tiếu khô cũng là món ăn khoái khẩu được rất nhiều thực khách tour du lịch miền Tây 4 ngày 3 đêm ưa chuộng. Để thưởng thức món hủ tiếu khô đặc biệt này, thực khách có thể ghé qua quán hủ tiếu Phú Thành, đường Trần Hưng Đạo, phường 2, hay quán hủ tiếu Cô Liên, đường Trần Phú, phường 1.

Gần đây khi du lịch ở TP.Sa Đéc phát triển, lượng khách quốc tế đến với thành phố Sa Đéc cũng nhiều hơn và một trong những món ăn được các khách Tây xuýt xoa khen ngợi vẫn là món hủ tiếu. Với phong cách phục vụ lịch sự, món ăn có vị ngon rất riêng nên món hủ tiếu quen thuộc ở quán Hủ tiếu Mỹ Ngọc ở đường Hùng Vương, phường 2 cũng là một trong những địa điểm được nhiều khách Tây lui tới.

Bà Nguyễn Thị Nương, chủ quán hủ tiếu Mỹ Ngọc cho biết, với công thức nấu truyền thống của gia đình học hỏi từ Nam Vang (Campuchia) kết hợp hòa quyện với đặc sản hủ tiếu của Sa Đéc, quán hủ tiếu Mỹ Ngọc mang đến cho thực khách một phong cách thưởng thức mới, vừa lạ vừa quen nhưng không kém phần hấp dẫn. Không những khách ở trong nước mà nhiều khách Tây cũng rất ấn tượng khi được thưởng thức hủ tiếu tại đây.

Dù mỗi quán hủ tiếu có cách chế biến khác nhau nhưng tất cả đều tạo nên một hương vị hủ tiếu Sa Đéc độc đáo, hấp dẫn, cuốn hút thực khách xa gần. Nếu đến thăm Sa Đéc mà chưa thưởng thức món ngon hủ tiếu ở đây thì thật uổng phí một chuyến đi.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Những món ăn đầy hấp dẫn của ẩm thực Quảng Ninh

Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng bởi thắng cảnh vịnh Hạ Long mà còn hấp dẫn bởi vô số món ăn từ hải sản rất 'đỉnh'.

Đi du lịch không đơn thuần chỉ là tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp mà còn là cơ hội để khám phá ẩm thực tại nơi đó. Dưới đây là những món ăn bạn không nên bỏ qua khi có dịp đến với thành phố biển Hạ Long.

Bún và bánh đa hải sản


Thời gian gần đây bún hải sản là món ăn khá phổ biến ở các nhà hàng tại Hà Nội. Tuy nhiên, khi ăn ở Hạ Long, chắc chắn bạn sẽ có cảm nhận hoàn toàn khác. Bún hay bánh đa hải sản ở Hạ Long rất thích hợp cho bữa sáng. Một bát bún hay bánh đa hải sản đầy đủ khoảng 40.000 đồng sẽ có tôm, thịt ghẹ (hoặc cù kỳ), bề bề, chả cá, rau cải (hoặc rau cần). Bún, bánh đa hải sản ăn kèm với rau sống hòa quyện rất hài hòa giữa vị ngọt của nước dùng với vị thanh mát của rau sống. Đến Hạ Long, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các quán hải sản. Một số địa chỉ nổi tiếng về bún hải sản tươi và ngon mà bạn có thể tham khảo là quán Hải Vân ở đầu đường vào công ty Đông Bắc, quán bún hải sản ở đầu Cầu Trắng - Hà Tu…

Sam

Trước kia người ta không mấy khi ăn con sam nhưng dần dần nó trở thành đặc sản lúc nào không hay. Không phải vùng biển nào cũng có sam. Dân biển khi chế biến sam đều phải giết theo đôi một đực một cái, bởi người ta cho rằng nếu chỉ chế biến một con sẽ dễ bị dị ứng, lạnh bụng.


Sam được chế biến thành khá nhiều món như xào chua ngọt, làm chả, trứng sam… ăn rất lạ và ngon miệng. Tuy nhiên sam là loại hải sản có tính hàn nên nếu bạn có “tiền sử” bị dị ứng, hay lạnh bụng với hải sản thì không nên ăn hoặc chỉ ăn ít. Địa chỉ sam nổi tiếng nhất Hạ Long hiện nay là Sam bà Tỵ ở ngõ 6 Cao Thắng. Buổi chiều ở khu ăn vặt của chợ Hạ Long 1 cũng có một hàng bán chân sam chua ngọt, chả sam... khá ngon. Một địa chỉ nữa cũng khá nổi tiếng đó là sam Quảng Yên, nằm trên cung đường từ Hạ Long về Hà Nội. Sam biển hiện nay khá đắt, một đĩa sam trung bình có giá khoảng 150.000 đồng.

Cháo trai

Cháo trai là món ăn vặt rất nổi tiếng, cháo trai ở Hạ Long là cháo bột được nấu với trai ở biển nên sẽ có vị khá khác so với cháo trai ăn ở Hà Nội, đó là loại trai nước ngọt, sống ở sông. Cháo trai ăn kèm với hành lá, mùi tàu băm nhỏ, hành khô và quẩy rất thơm, ngậy. Địa điểm cháo trai ngon mà bạn nên ghé qua là ở chợ Hạ Long 1. Đi từ ngoài đường, chỗ tòa nhà ngân hàng Vietcombank vào là quán đầu tiên bên tay trái. Quán có bán cả bánh patiso (bánh gối) cũng rất ngon. Ở chợ Hạ Long 2 khu quà vặt cũng có một hàng cháo trai cũng rất ngon, được bán từ khá lâu. Giá mỗi bát cháo trai có cả quẩy khoảng 15.000 - 20.000 đồng.

Ốc xào

Chắc chắn đến Hạ Long bạn không thể bỏ qua món ốc. Ốc xào là món ăn vặt được người dân địa phương rất ưa chuộng, giá thành lại bình dân, chỉ dao động khoảng 35.000 đồng/đĩa tùy loại. Ăn ốc xào bạn nên đến các quán vỉa hè, sẽ có cảm giác thoải mái và ngon hơn với cách chế biến dân dã. Ốc xào chung với nước tương, sả, sốt me, dừa... rất ngon và dễ gây nghiện. Ở Hạ Long cũng có rất nhiều loại ốc cho bạn lựa chọn, phổ biến nhất là ốc điếu, ốc mút, ốc bươu...

Bạn có thể tham khảo các địa chỉ: quán ốc ở ngõ cạnh bảo tàng Quảng Ninh cũ (trên đường Nguyễn Văn Cừ), trong ngõ này có 2 quán đều rất đông và chất lượng ngang nhau, chủ yếu bán cho học sinh nên giá tương đối rẻ. Quán ốc vỉa hè Văn Lang, quán này ốc xào rất ngon tuy nhiên giá hơi cao so với mặt bằng chung. Các quán ốc ở Hạ Long đa số đều phục vụ ốc luộc, xào và nướng. Ngoài ra nếu muốn ăn hàu bạn cũng có thể thưởng thức luôn tại những địa chỉ này.

Bánh cuốn chả mực giã tay


Bánh cuốn thì có lẽ ở đâu cũng có, nhưng ăn kèm với chả mực có lẽ chỉ có nơi đây. Vị ngon của món ăn này phụ thuộc rất nhiều vào miếng chả mực tươi ngon, khi cắn vào có cảm giác sần sật, giòn giòn của mực tươi. Tiếp nữa là nước chấm, được pha với vị chua thanh của chanh và cay cay vị ớt. Bánh cuốn chả mực ngon nhất là khi vừa tráng xong còn nóng hổi rắc thêm chút hành khô. Quán bánh cuốn chả mực được cho là tiên phong ở Hạ Long là quán bà Ngân ở ngay cạnh rạp Bạch Đằng. Giá dao động khoảng 40.000 đồng/suất.