Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Náo ngiệt lễ hội đua bò Bảy Núi

Lễ hội đua bò Bảy Núi là một hoạt động cực kì hấp dẫn trong các tour du lịch miền tây ở An Giang.

Lễ hội đua bò Bảy Núi diễn ra cùng thời gian với lễ Dolta (lễ cúng ông bà) của người Khmer khu vực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 

Trong những ngày này, thanh niên trong các phum, sóc mang bò của mình lên cày giúp ruộng của nhà chùa và sau đó sẽ tổ chức tranh tài kéo bừa trên những thửa ruộng. Theo thời gian, tục lệ này đã trở thành một môn thể thao sôi động, một ngày hội không chỉ đối với đồng bào Khmer mà còn cả với du khách thập phương ở những vùng lân cận.

Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, ban tổ chức chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200 m, ngang 100 m có nước xăm xắp, được "trục" xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.

Các đôi bò được bốc thăm chia cặp, thi đấu theo hình thức loại trực tiếp. Thông thường sẽ có ba vòng: xã, huyện và tỉnh. Từ cuối tháng chín, không khí hội hè đã tưng bừng trong các phum sóc ở đây, điều này làm nên một nét rất riêng trong các điểm đến của du lịch miền tây.

Xem thêm: Tour Đà Nẵng Hội An

Sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua. Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt. Làm cho các phum, sóc sôi nổi trong dịp lễ hơn.



Khi trọng tài ra hiệu lệnh xuất phát, người điều khiển sẽ sử dụng một dụng cụ có đầu nhọn chích vào mông bò, bò bị đau sẽ phóng về phía trước. Những vệt nước tung tóe, những màn nước rút mãnh liệt, khuôn mặt căng thẳng của người điều khiển bò hòa cùng với âm thanh náo nhiệt của hàng ngàn khán giả tạo nên một không khí vô cùng sôi động. Những cặp bò chiến thắng sẽ nhận được sự reo hò, tán thưởng của mọi người và sẽ là niềm tự hào của phum, sóc đó. Tất cả mọi yếu tố đã làm nên sự hấp dẫn của lễ hội đua bò Bảy Núi với du khách.

Mê mẩn hủ tiếu Mỹ Tho

Đến với Tiền Giang ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh thì được thưởng thức đặc sản hấp dẫn nhất nơi đây, nhất là hủ tíu Mỹ Tho cũng là điều mà du khách rất thích thú.


Đến với Tiền Giang ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh thì được thưởng thức đặc sản hấp dẫn nhất nơi đây - hủ tíu Mỹ Tho cũng là điều mà du khách rất thích thú. Mùi thơm ngào ngạt bốc lên kèm với những gia vị bắt mắt, nước lèo ngọt, thơm làm cho tô hủ tíu Mỹ Tho khiến du khách không khỏi thèm nếm thử.


Hủ tiếu Mỹ Tho có những thành phần chính như thịt, bánh bột, nước súp. Song lại khác rất cơ bản với hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế… 

Chẳng hạn, hủ tiếu Mỹ Tho không ăn với xà lách, dấm, rau ghém mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương.


Điều làm nên sự khác biệt và độc đáo của hủ tíu Mỹ Tho với các địa phương khác bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu. Bánh hủ tíu được làm từ những loại gạo ngon nhất của địa phương cho nên sợi hủ tíu nơi đây dai dai, có mùi thơm của gạo. Nồi nước lèo của hủ tíu Mỹ Tho cũng được chế biến rất công phu. Nước lèo được ninh từ xương ống nguyên chất, có thêm tôm khô, mực khô, củ cải trắng, đỏ tạo nên vị ngọt lừ, thơm lừng. Nhiều hàng hủ tiếu ở khu vực cầu quay Mỹ Tho tuềnh toàng nhưng thực khách thì cứ nườm nượp. Thậm chí, trong cẩm nang của nhiều hãng du lịch lữ hành quốc tế, đã giới thiệu hẳn tên những hiệu ăn nổi tiếng của nơi đây.



Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc sản đậm đà tính dân tộc, luôn gợi nhớ đối với những ai đã từng tri âm tri kỷ với đất Mỹ Tho. Thật hiếm có món ăn nào làm theo cách thức của dân Nam bộ lại vừa miệng cả giới Tây, Tàu.

Việc thưởng thức một món ăn ngon tại các điểm du lịch luôn làm cho du khách thêm phấn khởi trong hành trình của mình. Nếu có ghé thăm Tiền Giang du khách đừng bỏ lỡ món hủ tiếu Mỹ Tho nổi tiếng nhé.

Nô nức lễ hội Nghinh Ông Tiền Giang

Lễ hội Nghinh Ông ở Vàm Láng tỉnh Tiền Giang là một trong những lễ hội lớn nhất của người dân nơi đây nhằm tưởng nhớ tới công ơn của cá Ông dành cho họ trong những ngày lênh đênh trên biển.


Suốt dọc dài từ các tỉnh miền Trung xuống các tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều làng chài có thờ cá Ông, vị thần bảo trợ cho những chuyến đi biển của họ. Lễ hội Nghinh Ông ở Vàm Láng, Gò Công tỉnh Tiền Giang là một trong những lễ hội lớn nhất của người dân nơi đây nhằm tưởng nhớ tới công ơn của cá Ông dành cho họ trong những ngày lênh đênh trên biển.



Có giả thuyết cho rằng cá Ông là hóa thân từ chiếc áo của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, vị Phật luôn phù hộ, bảo trợ cho cuộc sống của người dân. Trong những năm tháng bôn ba của chúa Nguyễn Ánh tránh sự truy đuổi của nhà Tây Sơn, trong một chuyến đi chúa bị gặp nạn trên biển và được cá Ông giúp đỡ. Khi lên ngôi vua, Ông đã phong tước cho cá Ông trở thành Nam Hải Cự Tộc Ngọc Long Tôn Thần và được thờ trong cách dinh vạn của các làng chài. Tại Vàm Láng của Gò Công cũng thờ cá Ông, xem ông như một vị thần bảo trợ cho ngôi làng của mình.



Sáng ngày mùng 10, chính lễ được bắt đầu bằng việc thỉnh sắc ông rồi có một đoàn hộ tống đưa ông ra những chiếc thuyền ngoài cửa sông. Sau những nghi lễ trên thuyền mọi người quay lại vào bờ và bắt đầu những hoạt động hội hè huyên náo, hấp dẫn của mình.

Lễ hội Nghinh Ông Vàm Láng ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang là một trong những lễ hội lớn nhất của vùng và thu hút được nhiều du khách tham gia.

Về Tiền Giang tham quan chùa Vĩnh Tràng

Về Tiền Giang du khách đừng bỏ qua chùa Vĩnh Tràng, một công trình kiến trúc tôn giáo tuyệt đẹp và cũng là điểm tham quan nổi tiếng trong các tour du lịch miền Tây.


Chùa Vĩnh Tràng được xem là ngôi chùa đẹp nhất miền Tây mà bất cứ du khách nào đến đây cũng muốn vào tham quan. Chùa nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang khoảng 3km. Năm 1984, chùa Vĩnh Tràng chính thức được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.


Chùa bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 bởi ông bà Bùi Công Đạt. Trải qua nhiều lần trùng tu và nhiều đời trụ trì, chùa Vĩnh Tràng mới mang được vẻ đẹp như ngày nay. Đây là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây cùng với kiến trúc truyền thống Việt Nam tạo nên vẻ rất riêng của ngôi chùa.


Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng và trang trí theo phong cách thời Phục Hưng với vòm cửa kiểu chữ La Ma, cấu trúc chùa tựa chữ “Quốc” trong chữ Hán. Các cổng cửa chùa được thiết kế theo hình dáng bông sắt kiểu Pháp và nền lót gạch men Nhật Bản. Cổng chùa được xây dựng theo lối cổ lầu. Toàn bộ mặt ngoài cổng được ốp bằng nhiều mảnh sành, sứ có màu sắc sặc sỡ tác tạo theo các chủ đề long – lân – quy – phụng và ngư – tiều – canh – mục hay các điển tích Phật giáo. Kết cấu 5 mái tượng trưng cho ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, rất đặc trưng phong cách phương Đông. Nếu nhìn từ ngoài vào, chùa Vĩnh Tràng vừa mang dáng vẻ ngôi chùa cổ điển phong cách Châu Á, lại vừa hao hao nét giống phong cách Châu Âu. Khi vào bên trong, chùa được bày trí và chưng các loại cây kiểng theo lối văn hóa truyền thống của người Việt.



Tại chùa hiện nay còn trên 60 pho tượng được làm từ đủ loại chất liệu như gỗ, xi măng. Trên bàn thờ ở chánh điện là tượng của Phật Thích Ca, A Di Da, Quan Âm, La Hán trong đó bộ tượng cổ nhất của chùa là bộ Tam Tôn bao gồm tượng A Di Da, Quan Âm và Thế Chí. Hai bên tường là bộ tượng Thập bát La hán được tạc bằng gỗ bởi các nghệ nhân nơi đây đầu thế ki 20. Bên trong khuôn viên của chùa còn có tượng Phật Thích Ca và Phật Di Lặc tạo cho du khách cảm giác yên bình, thanh tịnh khi ghé thăm.

Chùa Vĩnh Tràng hàng năm đón hàng ngàn du khách bởi sự nổi tiếng và phong cách tuyệt đẹp của mình.

Về Kiên Giang ghé chùa cổ Sùng Hưng

Sùng Hưng là ngôi chùa thuộc vào loại đẹp và lâu đời nhất trên đảo Phú Quốc và đây cũng là địa điểm tham quan hàng đầu của du lịch Kiên Giang đối với du khách.

Chùa Sùng Hưng được xây dựng vào cuối thế kỉ 19, nhưng cho đến ngày nay vẫn không ai biết chùa chính xác được thành lập khi nào.



Người dân Phú Quốc cho biết lúc trước ở đây là nghĩa địa hoang vắng, để có chỗ thờ cúng cho các linh hồn, người dân đã lập nên hai chùa Sùng Nghĩa và Hưng Nhân, về sau người ta hợp nhất hai ngôi chùa này gọi là chùa Sùng Hưng. 

Chùa Sùng Hưng nằm trên một ngọn núi gần trung tâm thị trấn Dương Đông. Cổng chùa quay về hướng Bắc, kiến trúc theo phong cách dân gian với "trước miếu, sau chùa". Bên ngoài là tường rào có Tam quan lợp ngói hình lượn sóng và trang trí phù điêu lưỡng long tranh châu. Bên trên cổng có đề tên chùa bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ: Sùng Hưng cổ tự. Ngoài ra, trên 4 cây cột cũng có đôi câu đối bằng chữ Hán. Giữa sân có tượng Bồ Tát Quan Âm lộ thiên đứng trên hồ nước, và kế sau là cột cờ. Ngoài ra ở đây còn có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương và Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.


Chánh điện uy nghiêm với các hoành phi câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Bộ tượng Tam thế Phật được thờ ở tầng trên cùng của chính điện. Hai bên hông là tượng Thâp Điện Diêm Vương và Ngũ Điện Diêm Vương cùng nhiều bức tượng khác được điêu khắc rất tinh xảo.

Sau Chánh điện là khu Hậu tổ và Hậu liêu. Bên hông chùa có đường lên viếng đài Phật A Di Đà. Phía sau là đài Thích Ca Niết Bàn được xây dựng vào năm 1960 và các ngôi miếu khác. Khung cảnh ở đây thường mát mẻ nhờ có các cây cổ thụ.



Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, chùa Sùng Hưng còn là địa điểm liên lạc bí mật của cách mạng. Điều đặc biệt là từ hơn 40 năm nay chùa vẫn giữ được lễ cúng ngọ Bác Hồ. Theo như lời của trụ trì thì do lòng tôn kính và mến mộ Bác Hồ cho nên cứ đến 12h trưa (giờ Ngọ) thì thầy trụ trì sẽ dâng cơm trắng cúng Bác. Người dân và du khách nếu đến thăm chùa vào thời điểm này có thể cùng thầy trụ trì làm lễ cúng cơm dâng Bác.

Phú Quốc với nhiều điểm tham quan nổi tiếng, trong đó có chùa Sùng Hưng là điểm đến du khách đừng bỏ qua khi đến thăm hòn đảo xinh đẹp này của tỉnh Kiên Giang.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Đặc sắc văn hóa lễ hội làng Thanh Am


Ở Thanh Am còn có lễ hội rước nước, là một loại hình văn hoá truyền thống, có sức cuốn hút đông người tham gia và trở thành nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu về lễ hội làng Thanh Am ngay nhé.

Làng Thanh Am thuộc xã Thượng Thanh, Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một làng Việt cổ ở ven đô, kề bên sông Đuống, Xưa kia vẫn thường gọi tên nôm là làng Đuống. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, dân làng lại tổ chức lễ hội làng Thanh Am - một sinh hoạt văn hoá truyền thống có sức cuốn hút nhiều người tham gia đặc biệt là du khách đi du lịch lễ hội, và lễ hội đã dần trở thành nhu cầu lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân. 

Lễ hội làng Thanh Am


Hội làng Thanh Am thường tổ chức trong ba ngày, từ mồng 9 đến 10 tháng ba, ngày mồng 10 là chính hội. 

Ngày mồng 9: Việc đầu tiên là nghi lễ rước nước. Mọi người tề tựu đông đủ, ăn mặc chỉnh tề, thái độ trang nghiêm. Theo tuần tự, cờ thần đi trước, đội “a dứ” tiếp sau. Đội này gồm 4 hoặc 8 thanh niên mặc quần áo trắng, thắt khăn xanh đỏ ngang lưng, tay cầm cờ đuôi nheo ngũ sắc, chạy ngược chạy xuôi rồi chạy vòng cung, phất cờ từ trái sang phải và ngược lại, miệng hú “a dứ”. Sau đội “a dứ” đến hàng bát bửu, rồi đến trống chiêng mở đường cho kiệu thánh đi. Sau kiệu có đội nữ mặc áo thụng xanh hay hồng, đầu đội khăn xếp rộng màu vàng, lưng thắt khăn màu bỏ múi ra bên, vừa đi vừa múa sênh tiền khá yểu điệu và duyên dáng. Đi tiếp sau là cụ tiên chỉ làng (hay cụ từ) trong lễ phục màu đỏ, đội mũ tế, chân đi hia trong lễ hội làng Thanh Am. Tiếp nữa là đại biểu của hai làng kết chạ (Lê Xá và Cống Thôn) rồi đến các vãi và trai tráng trong làng đi thành hàng đôi dài hơn cây số. Nơi xuất phát là đình, đi vòng qua nửa làng lên đê, dọc theo đê một đoạn dài, rồi dừng lại nơi có cắm sẵn lá cờ thần và có một chiếc thuyền gỗ có trang trí những dải lụa đỏ quanh thuyền đã neo đợi từ trước. Pháo lệnh nổ, cờ dàn ra hai bên, kiệu thánh dừng. Chiêng trống dồn dập. Cụ tiên chỉ thong thả bước xuống thuyền, hai trai làng khênh một chiếc choé có phủ vải điều bước theo xuống. Pháo lệnh nổ, thuyền chèo ra giữa sông và đi ngược lên một đoạn, chọn nơi dòng nước trong thì dừng lại. Một tràng pháo tép được đốt lên, vang trên mặt sông, khói lan toả quyện vào làn sóng. Dứt tiếng pháo, cụ tiên chỉ khoan thai múc từng gáo nước đổ vào choé bằng gốm sứ Bát Tràng. Khi choé đã đầy nước thì đậy nắp và lại phủ vải điều lên trên. Thuyền quay mũi chèo về cập bến và trai làng lại khênh lên bờ đặt vào kiệu. Đoàn rước nước lại tề chỉnh như ban đầu tiếp tục rước về đình làng là nơi xuất phát. Về tới đình đã 9 - 10 giờ sáng, kiệu đặt ngoài sân trước cửa đình có tàn lọng che. Riêng choé nước được rước vào chính tẩm. Sau khi hai đội nam và nữ lần lượt vào hành lễ trong lễ hội làng Thanh Amxong đến các đội khác như đội a dứ, đội sênh tiền, đội nhạc lễ và bà con thập phương. Lại nói về choé nước được cụ thủ từ trịnh trọng rót ra bình nhỏ và đổ vào các chén nhỏ để cúng còn lại dùng vào việc “mộc dục”, tức là tắm rửa lau chùi các tượng thánh và ngai thờ (tượng thánh thực ra mới có về sau do các dòng họ trong làng và thập phương công đức, phỏng theo hành trạng của vị thánh mà tạo tượng một cách ước lệ). Lễ rước như vậy là hoàn tất vào trước ngàylễ hội làng Thanh Am chính. Phong tục rước nước này cũng là phong tục chung phổ biến của cư dân nông nghiệp, ẩn chứa điều mong muốn, niềm khát khao ngưỡng vọng thiên địa thần linh cho mưa thuận gió hoà, nước nôi đầy đủ để hoa màu tươi tốt, cây lúa sai hạt nặng bông, mùa màng bội thu, cuộc sống ngày thêm no đủ thịnh vượng.


Ngày mồng 10 vào chính lễ hội. Suốt ngày hương khói nghi ngút. Đội nữ làm lễ dâng hương rồi đến đội nam tế. Sau 2 đội này là các “chạ” anh vào tế và thập phương vào cúng vái… Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, điều đặc biệt ở Thanh Am là có nữ dâng hương đầu tiên mà xưa kia ít nơi có bởi quan niệm phong kiến khắt khe “nữ nhân bất đáo đình trung”. Hỏi ra mới biết, nơi đây còn thờ 2 tướng của Hai Bà Trưng là Đào Kỳ và Đào phu nhân (Phương Dung công chúa); vì có nữ tướng nên nữ giới mới được quyền tham dự tế lễ như ta đã thấy. Các dòng họ cũng đội xôi gà ra lễ thần thánh, lễ xong đem về các nhà trưởng họ chia lộc hay thụ lộc tại đấy. Chiều và tối chủ yếu là trò vui. Trong đình có chiếu chèo hoặc diễn tuồng. Hai loại hình nghệ thuật trong dịp văn hóa lễ hội ở Hà Nội đặc biệt này thu hút được phần lớn các cụ, các ông, các bà mà chưa hấp dẫn được đông đảo thanh thiếu nhi lắm, nên có năm ban tổ chức lễ hội đã xin phép các cụ cao niên trong làng mời đoàn quan họ Bắc Ninh về biểu diễn, hát trên thuyền rồng bơi trước ao đình để bà con ngồi đứng quanh sân cùng thưởng thức và tự động thưởng cho các nghệ nhân.

Ngoài quan họ, xưa kia theo người già kể lại còn tổ chức kéo co, thả vịt dưới ao cho trai làng đuổi bắt, hoặc các vùng khác đem gà đến chọi… Lại còn trai gái các làng phụ cận đêm kéo đến xem hội, vừa có dịp để chưng diện những bộ cánh sang trọng hòng lọt “mắt xanh” các cô nàng. Họ đến đây vui chơi thoải mái không bị bố mẹ rầy la, lại là cơ hội tìm bạn tâm tình qua những câu chuyện vui hay khúc hát giao duyên.


Hội làng Thanh Am xưa là thế đó. Nay thời thế đã thay đổi, trai gái làng không tìm hiểu nhau qua câu đối đáp xa xưa. Thay vào hát ví là hát những bài tình ca mới hoặc những bài thơ tự biên tự diễn… Lớp trung niên thì ham thi đấu cầu lông và biểu diễn Thái cực quyền, lớp các cụ cũng bỏ tổ tôm, tài bàn, xóc đĩa để vui với cờ tướng và xem video, trẻ em thì thích chơi điện tử và đá bóng…

Lễ làng Thanh Lam vừa giữ được truyền thống xưa vừa có chiều đổi mới mà vẫn vui, vẫn lành mạnh, vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

Độc đáo lễ hội Vu Lan ở Hội An


Lễ hội Vu Lan ở Hội An được tổ chức vào Rằm tháng Bảy hàng năm. Cùng Du lịch Việt Nam tìm hiểu thông tin về lễ hội độc đáo ở Hội An này nhé.

Lễ hội Vu Lan ở Hội An Quảng Nam là dịp để mọi người đi chùa cầu nguyện cho những người đã khuất được siêu thoát, đặc biệt là cầu cho mẹ được sống đời với ta. Tại nhiều ngôi chùa ở Hội An, đại lễ Vu Lan được tổ chức trong tình cảm ấm áp khi tất cả mọi người đều dành trọn tấm lòng hướng về các bậc sinh thành.


Theo kinh nghiệm du lịch Hội An trong dịp lễ hội Vu Lan ở Hội An, tại chùa Pháp Bảo, tất cả mọi người có mặt tại đêm hội Bông hồng cài áo đều cảm thấy giây phút này thật thiêng liêng. Bông hồng gắn ở ngực như cảm thấy được ở bên cha mẹ. Ký ức về bao nỗi nhọc nhằn, lo toan của mẹ cha suốt năm dài tháng rộng như dồn nén, ùa về trong những người con vào đêm trăng tháng 7 này.

Hoa đăng Hội An trong đêm lung linh huyền ảo


Đối với những người không còn cha mẹ trên cõi đời, có thể làm những gì đó để cầu nguyện cho cha mẹ mình, hướng nghĩ đến cha mẹ và ông bà tổ tiên. Nếu còn cha mẹ trên đời, bạn là người đang có diễm phúc đó. Hãy trở về với cha mẹ, nếu bạn ở xa thì hãy gọi điện thoại, gửi một lá thư... Bạn có thể làm điều gì đó tốt đẹp, đem đến cho cha mẹ niềm vui và hạnh phúc. Niềm vui và hạnh phúc đôi khi rất đơn sơ, có thể là cái nắm tay, có thể là lời nói, lời xin lỗi, cũng có thể là sự cảm thông.


Du lịch lễ hội trong dịp lễ hội Vu Lan ở Hội An du khách sẽ được tìm hiểu nét đặc trưng trong văn hóa lễ hội ở Quảng Nam đặc biệt này.Trong đêm trăng tháng 7, trong lời nguyện cầu về những linh hồn người mẹ đã mất, lời cầu an cho người mẹ còn sống, không ai không thể lắng lòng để rồi càng kính yêu những người sinh thành, nuôi dạy mình. Người ta tìm đến đêm Vu Lan bởi đây là nơi nuôi dưỡng truyền thống gia đình - một phần quan trọng trong văn hoá Việt

Nồng nàn men rượu cây của đồng bào Cơ Tu

Rượu cây ở Quảng Nam có vị ngọt đắng nhè nhẹ, cay cay tê tê đầu lưỡi, làm mê mẩn bất cứ ai có dịp ngang qua.

Mem rượu cây ở Quảng Nam nổi tiếng đã trở thành một thức uống đặc biệt của người dân nơi đây. Để làm nên món rượu cây này phải dùng đến cây Tà vạt là loại cây thuộc họ cau dừa có mặt ở hầu khắp vùng rừng núi tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, thứ nước vừa trong vừa ngọt được lấy ra từ quả cây tà vạt, khi lên men cho thêm vài thứ lá nữa thành rượu lại là đặc sản riêng của đồng bào Cơ Tu, cũng như làm nên nét đặc biệt cho ẩm thực Quảng Nam. ở các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang tỉnh Quảng Nam.

Một góc buôn làng Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam


Đây là một thức uống đặc sản ở Quảng Nam nổi tiếng, tuy nhiên thường chỉ có dân địa phương hoặc người đi công tác biết tiếng dừng chân ghé lại thưởng thức. Bằng không nếu là khách du lịch Quảng Nam bạn sẽ phải vượt hơn 100 km đường rừng hiểm trở, theo hướng Quốc lộ 14G từ Đà Nẵng nếu muốn một lần nếm thử hương vị rượu cây độc đáo này.

Loài cây Tà Vạ vào khoảng từ tháng 8 đến Tết Nguyên Đán sẽ cho nhiều nước nhất. Theo kinh nghiệm du lịch Hội An, có rất nhiều du khách cũng tìm đến nơi đây để thưởng thức món rượu cây ở Quảng Nam này. Vào thời điểm này nếu có dịp theo chân những người dân địa phương vào rừng thu hoạch, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những người đàn ông Cơ Tu vắt vẻo trên ngọn tà vạt trổ tài “nhử nước”. Đây là công đoạn rất quan trọng bởi nếu không làm đúng cách thì cây tà vạt đột nhiên không cho ra nước.

Để làm món rượu cây ở Quảng Nam thơm ngon này người dân phải lấy nước cây rừng lên men thành rượu mà không cần ủ nấu, người Cơ Tu dùng vỏ cây chuồn dần cho mềm rồi cho vào. Tùy theo liều lượng vỏ cây mà rượu tà vạt có nồng độ cao hay thấp, đắng hay không. Lúc này, từ màu nước trong rượu tà vạt đã chuyển sang màu trắng đục, nhưng vẫn giữ được vị ngọt thanh, chan chát nơi đầu lưỡi.

Cây Tà Vạt ở Quảng Nam


Ở vùng đất Quảng Nam, Tà Vạt còn là loại cây làm rượu phổ biến của đồng bào các dân tộc Ve, Tà Riềng. Tuy nhiên, người Cơ Tu mới là bậc thầy về chế biến loại rượu này. Đây không chỉ là loại rượu yêu thích của đàn ông Cơ Tu mà phụ nữ nơi đây cũng coi tà vạt như một loại đồ uống dễ dùng. Không những thế, du khách đến đây đều tỏ ra thích thú với loại rượu đặc biệt này.

Rượu tà vạt ở Quảng Nam được người Cơ Tu chủ yếu dùng trong các dịp đặc biệt như cưới hỏi, lễ tết và chiêu đãi khách quý. Bởi vậy khi đến với miền Tây xứ Quảng, bạn sẽ được những người Cơ Tu thân thiện và mến khách mời thưởng thức loại rượu cây mà nhiều du khách gọi vui là sâm panh tà vạt hay bia tươi đại ngàn. Ngồi dưới những tán cây tà vạt nhâm nhi từng ngụm rượu tinh túy của núi rừng, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết.


Nếu bạn có thời gian đến nơi đây và ở lại qua đêm, bản làng vùng cao sẽ đón bạn trong ánh lửa bập bùng cùng những câu chuyện dân gian kỳ thú. Đặc biệt vào các dịp du lịch lễ hội Đâm Trâu hay Tết Nguyên Đán, bên bình rượu tà vạt đậm đà, bạn còn được chiêu đãi nhiều món ngon đặc sản từ tà vạt như lam tà vạt, gỏi tà vạt và nhiều món nướng, chiên, xào nấu khác, ngoài ra còn có chà rá, bánh sừng trâu. Bên ngôi nhà Gươl truyền thống, bạn sẽ cảm thấy say men tà vạt khi mình hòa trong điệu múa Tung Tung Dá Dá của đồng bào Cơ Tu cùng vũ điệu uốn lượn đầy quyến rũ.

Nét đẹp đêm rằm phố cổ Hội An


Cùng GSV Travel khám phá nét đẹp đặc sắc của những đêm rằm lung linh trên phố cổ Hội An.

Nếu có dịp đi du lịch Quảng Nam đến với Hội An du khách sẽ được chìm đắm cảnh sắc lung linh huyền ảo của những đêm rằm ở Hộ An. Theo kinh nghiệm du lịch Hội An, du khách đến Hội An đi dạo trên những con phố quen mà lạ lắm sẽ cảm nhận được nhiều điều mới mẻ mà Hội An mang đến cho mỗi du khách khi đến với đô thị cổ này. Phố cổ Hội An không vắng như những trưa mùa hạ chói chang, phố cũng không buồn như những ngày mưa rả rích, phố đông người qua. Nhiều tiếng cười của du khách đã phá vỡ không gian tĩnh lặng thường ngày vốn có của phố cổ.

Đèn lồng lung linh trong đêm rằm ở Hội An

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Nhưng điểm du lịch thu hút nhiều du khách nhất, đó chính là những trò chơi dân gian mang “đậm chất dân gian” hơn cả. Thênh thang trên từng nẻo phố của Hội An…cứ đi đi mãi mà không cần biết mình đang lạc về đâu. Dừng chân tại một nơi đông người, đầy ắp tiếng cười, có tiếng hát nghe vui tai. Một trò chơi đặc biệt sẽ khiến du khách cảm thấy thú vị đó là bài chòi. Ấy là một trò chơi đánh bài trên chòi, các chòi tranh, tre, nứa, lá,… của trò chơi bài chòi giống như các chòi canh dưa, canh lúa, canh bắp, đậu…để xua chim chóc trên các cánh đồng quê.


Ngoài bài chòi, trò chơi “ “Đập Niêu Đất” đã thu hút rất nhiều sự chu ý của du khách, tôi đã đứng đợi hơn 15 phút nhưng vẫn không đến lượt, có nhiều khách đập đến lần thứ 5 không bễ, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc, quyết định đập đến lần thứ 6 cho bằng được, nhưng tiếc là chiều cao của chị chỉ vừa đụng niêu, nên chưa thể bễ được.

Đi du lịch lễ hội ở Hội An du khách sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của những đêm rằm nơi đây. Hãy dừng lại và hòa mình vào cùng “Đêm Rằm Phố Hội” quá sinh sinh động và “quá dân gian”, làm cho những du khách tham gia đêm hội như đang sống lại trong không gian của một Hội An xưa hàng trăm năm trước.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Ngoài những trò chơi dân gian, đến Hội An vào dịp lễ hội ở Quảng Nam còn có những loại hình biểu diễn nghệ thuật cũng được tái diễn lại và cũng thu hút rất nhiều du khách như Hát Tuồng, đặc biệt là Hò Quảng đối đáp trên sông Hoài, nhiều du khách chèo thuyền và thả hoa đăng trên sông làm cho sông Hoài càng lung linh muôn sắc màu.

Tìm hiểu lễ vía bà Thiên Hậu


Lễ vía bà Thiên Hậu ở Quảng Nam được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu về lễ hội ở Quảng Nam này.


Lễ vía bà Thiên Hậu ở Quảng Nam do cộng đồng Hoa kiều sinh sống ở Hội An Quảng Nam tổ chức tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang (Hội An) vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu. Đi du lịch Quảng Nam du khách đến với Hội An để được tham gia lễ hội nổi tiếng này.

Lễ hội vía Ba Thiên Hậu


Bà Thiên Hậu có gốc tích tại Phúc Kiến (Trung Quốc). Bà Thiên Hậu sống vào đời Tống, bà có tài tiên đoán gió mưa, bão lụt nên đã giúp cho người dân (nhất là ngư dân) tránh được cơn nguy hiểm. Vì vậy, bà được nhân dân nơi đây tôn thờ như một vị thánh. Tương truyền thế kỷ trước, tổ tiên của người Hoa đến Việt Nam trên con đường gian truân vượt sóng gió biển khơi, đi về phía Nam tìm đất lập nghiệp được nữ thần Thiên Hậu luôn giúp đỡ phù hộ họ an toàn trên các chuyến hải trình nguy hiểm. Sau đó còn tiếp tục đồ trì họ trong việc định cư, ổn định cuộc sống nơi đất mới cho đến bây giờ.


Lễ hội vía bà Thiên Hậu ở Quảng Nam đã tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết gắn bó của hai dân tộc nhiều hơn và đã trở thành một nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

Lễ vía bà Thiên Hậu ở Quảng Nam gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của người Hoa, sau đó là phần hội có múa lân, xin xăm. Trong khuôn viên rộng, trang hoàng rực rỡ, con cháu và du khách thập phương tham dự đông vui trong dịp du lịch lễ hội.