Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Du lịch Hải Phòng thưởng thức bún cá


Nếu như nói đến bún chả, bún đậu mắm tôm người ta nghĩ ngay đến Hà Nội, nói đến bún bò người ta nghĩ đến Huế còn khi nhắc đến bún cá thì không thể không nói đến du lịch Hải Phòng. Tuy rằng bún cá không phải chỉ ở Hải Phòng mới có nhưng ở nơi đây bún cá lại có những nét độc đáo, đặc trưng riêng. Sự đặc trưng ấy thể hiện ở cách làm cầu kỳ, cách lựa chọn nguyên liệu (gồm cả cá biển và cá đồng), cách làm nước dùng... Chúng ta có thể có được một bát bún cá từ những gánh hàng rong vỉa hè của các bà các chị hay những quán ăn nhỏ và những nhà hàng lớn. Bún cá Hải Phòng có hương vị đặc trưng của vùng biển lại có nét thanh dị của đồng quê bởi nó được chế biến từ cả hai loại cá đó là cá biển (cá Thu) và cá đồng(cá Trôi, cá Trắm) hài hòa với nhau.

Bún cá muốn ngon phải ăn cay với ớt chưng

Để có được một nồi bún cá ngon, người làm bếp phải trải qua công đoạn chọn cá vô cùng kỹ lưỡng, loại cá thường được chọn để nấu bún cá là cá thu hoặc cá trắm đồng, thịt cá phải săn chắc và ít tanh. Đối với cá biển thì được lọc lấy phần xương và phần thịt riêng, phần thịt đem giã hoặc xay nhuyễn, ướp với nước mắm, bột nêm và tiêu khoảng nửa tiếng rồi viên cùng với thì là và nghệ để miếng cá thơm và vàng. Sau khi rán cá sẽ có vị rất đặc trưng của thì là, màu vàng óng của nghệ cực kỳ bắt mắt và hấp dẫn. Còn cá đồng thì rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ, ướp gia vị như mắm tiêu, bột nêm cho vừa đủ rồi đem rán giòn, để ráo. Nước lèo phải dùng xương ống lợn ninh nhừ cùng với xương và đầu cá biển mới có vị ngọt riêng và đặc trưng của bún cá du lich Hải Phòng.

Hoa chuối thái mỏng

Hoa chuối thái nhỏ, một vị rau sống không thể thiếu khi ăn kèm với bún cá Hải Phòng. Bún cá Hải Phòng cũng như các món bún cá nơi khác không thể thiếu rau sống ăn kèm, có các loại như hoa chuối thái nhỏ, rau muống, rau thơm... Bát bún cá Hải Phòng có màu vàng óng của chả cá, màu xanh dọc mùng, màu đỏ của tương ớt trên màu trắng tinh của bún ngập trong nước dùng cực kỳ hấp dẫn. Khi ăn bún cá có vị ngọt đậm đà của xương, của chả cá, vị cay nồng của ớt lại có vị thanh mát của rau sống. Bún cá Hải Phòng không chỉ là thưởng thức mà nó còn là sự độc đáo của du lịch Cát Bà Hải Phòng, khác với bún cá ở nơi khác.

Các món ngon từ hải sản của du lịch Hải Phòng


Đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Cát Bà, bán đảo Đồ Sơn không chỉ là những danh thắng nổi tiếng về giá trị toàn cầu mà còn là địa chỉ ẩm thực làm nức lòng du khách du lịch Hải Phòng. Biển xanh cung cấp nguồn hải sản phong phú như cá, tôm, mực, ốc, ghẹ, cua bể, hải sâm, bào ngư, tu hài, rong biển… Cư dân Hải Phòng giỏi sử dụng những sản vật đánh bắt lên từ biển khơi hay tự mình nuôi trồng, chế biến để làm thành các món ăn khoái khẩu, bổ dưỡng, bắt mắt, không phải vùng nào cũng có.

Hấp dẫn món tôm

Vùng biển đảo Hải Phòng có rất nhiều tôm, tên gọi các loài phong phú: tôm hùm, tôm sú, tôm đất, tôm he, tôm bạc, tôm bạc nghệ, tôm sắt, tôm nương (tôm he Phương Đông), tôm lớt… Tôm thường có màu trắng đục, màu xanh xám, luộc chín thì chuyển thành đỏ, thịt thơm ngon. Khi mua tôm, ông bà ta dặn: “Tôm kể đầu rau kể mớ”, nghĩa là mua tôm phải đếm từng con, mua rau thì nhắm từng mớ nhiều ít. Tôm chế biến món ăn phải là tôm tươi, còn nhảy lách tách, lao xao trong rổ, loại này được nhiều người mua, đắt như tôm tươi là như thế. Tôm tươi thì vỏ tôm sáng, cứng, trơn láng, màu không ngả sang đỏ. Khi làm tôm nên làm sạch đầu đuôi, rút chỉ đen dọc sống lưng và rửa sạch. Tùy theo món chế biến mà con tôm lột vỏ hay không lột vỏ. Có thể mua tôm về làm tôm khô chế biến được nhiều món ngon.


Con tôm thật dễ chế biến, dễ ăn và có mặt trong nhiều món ăn, món nhậu từ cao cấp đến bình dân, từ bữa cơm thường ngày đến tiệc chiêu đãi, tiệc cưới, liên hoan ở các nhà hàng, quán xá… Đối với văn hóa ẩm thực Hải Phòng, con tôm có mặt trong các món: gỏi (nộm), tôm rán, tôm rang, tôm hấp, tôm luộc, món xào thập cẩm… Món gỏi (nộm) có gỏi hoa chuối, gỏi ngó sen, gỏi cuốn tôm, gỏi rau muống, nộm xu hào, nộm đu đủ… Món rán (chiên) có tôm tẩm gia vị rán, tôm tẩm bột rán, tôm bọc cốm chiên, tôm chiên sa tế, tôm chiên xù, tôm chiên nước dừa. Món nướng có tôm ủ muối, tôm bọc đất sét nướng…

Con tôm nấu canh thì không khó tính, nấu với rau gì, quả gì cũng ngọt sắc. Thậm chí như cha ông ta thường nói: "Râu tôm nấu với ruột bầu" mà cũng "chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"... Tương tự, con tôm có thể góp mặt ở nhiều món rau, củ, quả xào. Tôm hùm là món tôm thuộc loại cao cấp, các nhà hàng có thể chế biến thành các món như tiết canh, phô mai bỏ lò, hấp xì dầu, hấp bia, nướng rượu, chiên bơ tỏi, nấu cháo đậu xanh, làm lẩu cay chua… Tôm sú luộc, hấp là món ăn ngon trong các tiệc cưới, liên hoan, chiêu đãi.

Mới đây, trong cuộc thi “Chiếc thìa vàng” 2013, các đầu bếp nhà hàng HaiDang Plaza “tung” ra món Salad tôm hùm Cát Bà: tôm hùm bông có vị ngọt chua thanh mát, thịt tôm giòn, thơm không bị nát… đã hoàn toàn chinh phục các vị giám khảo “khó tính”. Cách chế biến khá đơn giản: tôm hùm hấp chín (với bia càng tốt), tách thịt theo thớ, tẩm ướp gia vị cho ngấm đều; các loại củ, quả sơ chế sạch để ráo, thái chỉ rồi đem ủ lạnh cho cứng, sau đó trộn đều với thịt tôm hùm đã ướp, nêm gia vị gồm đường, muối, giấm, nước mắm Cát Hải và tỏi, ớt bằm nhỏ. Ăn món này rất có lợi cho người mắc bệnh tim mạch, tốt cho sức khỏe.

Các món “Nem quần hùng Hải Biên” của đầu bếp Khách sạn Công đoàn Hải Phòng đã lọt vào vòng chung kết với nguyên liệu chính cua bể Đồ Sơn kết hợp với thịt nạc vai, trứng gà, cà rốt, hành tây, giá đỗ, miến, mộc nhĩ, nấm hương, hạt nêm, mắm nước Cát Hải, mì chính, bột canh, hạt tiêu bắc, hành khô, tỏi, ớt, dầu ăn. Món này được đánh giá là giàu can xi, magiê, omega, có tác dụng bảo vệ tim mạch, giàu vitamin, nhất là B12, nhiều khoáng chất, hàm lượng protein cao…

Đặc sắc vị cá

Biển đảo Bạch Long Vĩ - Cát Bà - Đồ Sơn là nơi hội tụ những bãi cá lớn của vịnh Bắc Bộ; trong đó có nhiều loài hải sản (các loài cá, loài thân mềm, loài giáp xác) quý hiếm, ngon thịt, mới nghe đã thấy thèm, như: bào ngư chín lỗ (cửu khổng), tu hài, mực ống, mực nang, vọc tím, ốc hương (5 loài), ốc đụ, sò huyết, phi phi, điệp, ghẹ, cua bể, bề bề; cá hồng, cá mú (7 loài), cá thu, cá trích, cá nhám, cá lục, cá đối, cá đé, cá sành, cá mối, cá lượng, cá phèn khoai, cá mòi, cá nhám...

Du khách du lich đến Đồ Sơn, ra Cát Bà thưởng thức hương vị biển, ngoài tu hài, tôm, cua, ghẹ, ngao, sò, ốc…, không thể bỏ qua món mực. Mực ống tươi được chế biến thành những món ngon như: Mực xào với các loại rau xanh như xu hào, hành tây, rau cần, nấm, ngồng cải, ớt xào; chả mực, mực tẩm bột chiên giòn, mực hấp gừng, mực ướp sa tế, muối ớt đem nướng trên than hoa nóng rực, mực nhồi thịt nạc…

Món lẩu hải sản, món cháo hải sản nếu thiếu hương vị của mực thì mất đi sự đậm đà. Sò huyết rất dễ mua, các chợ miền biển đều có. Theo y học cổ truyền, thịt sò huyết (Đông y gọi là ngõa lăng nhục) có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết, chữa được chứng hư, thiếu máu, kiết lỵ, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hóa kém…





Hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon nên sò huyết được dùng làm món đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn. Khi chế biến, nếu nướng thì để nguyên con, đặt lên lò than hay dùng lò nướng điện. Nếu luộc/hấp không nên để sò quá chín, sò còn nguyên huyết tươi thì ăn mới bổ. Đặc biệt là món cháo sò huyết. Cháo nấu hơi loãng, giữ nóng trên bếp. Thịt sò huyết ướp hành tím khô băm nhỏ, tiêu, gừng tươi, nước mắm Cát Hải, rồi xào nhanh trong khoảng nửa phút. Khi ăn, cho thịt sò huyết đã xào vào cháo nóng đảo đều tay, rắc hành hoa, hành tây xắt nhỏ, tiêu lên tô cháo đang nghi ngút bốc hơi, mùi vị thơm ngát. Giới nhậu sành điệu ưa món sò huyết nướng, vừa đơn giản, vừa ngon ngọt lại ấm cúng bên lò lửa than, dễ đưa đẩy chất men cay…

Trong danh sách loài cá ngon vùng biển đảo Hải Phòng, rất ít loài qua mặt được cá mú, cá song, cá thu, cá hồng, cá nhệch, cá đé… Nguồn thực phẩm này đều hợp với món canh (riêu) “thuyền chài”, thơm ngon, khoái khẩu. Các món gỏi nhệch, gỏi cá song, cá mú; cá song hấp, cá mú hấp; chả cá thu Đồ Sơn, mực sim Đồ Sơn; món cá mú ăn sống với mù tạt như cá ngừ đại dương… thuộc hàng “đệ nhất danh”, ăn khoái khẩu mà lành. Du lịch Cát Bà Hải Phòng còn nổi tiếng về món bún cá, lẩu hải sản, cháo hải sản, hải sản luộc, hải sản nướng, hải sản xào, hấp, kho, làm chả, làm gỏi, nấu canh…

Đối với người Hải Phòng, ăn uống là một nghệ thuật. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, mọi người rất chú ý đến việc lựa chọn thức ăn phù hợp với thời tiết, thủy thổ, với khí hậu và cơ thể con người. Các món ăn không phải được lựa chọn ngẫu nhiên mà tất cả đều có tính toán, đảm bảo sự cân bằng âm dương cho cơ thể. Ăn uống không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất mà còn mang giá trị tinh thần. Người Hải Phòng rất chú trọng đến việc bày biện các món ăn sao cho đẹp mắt…

Về hải Phòng lai rai lẩu nướng hải sản


Buổi tối mùa đông lạnh, được cùng bạn bè người thân quây quần bên bếp than hoa ấm nồng, xuýt xoa thưởng thức món lẩu nướng thì không còn gì thú vị bằng. Có lẽ cũng chính vì thế mà món ăn bình dị, dân dã này đã ngày càng thu hút nhiều thực khách du lich, không chỉ những đấng mày râu ưa nhậu lai rai mà cả cánh chị em phụ nữ thích không khí ấm cúng, vui vẻ.

Không biết món lẩu nướng được “khai sinh” ra ở đâu, từ bao giờ nhưng còn nhớ một vài năm trước, khách du lịch đến Sapa đã bị cuốn hút bởi một dãy phố ẩm thực chuyên về đồ nướng gần Nhà thờ đá. Chỉ cần đặt chân đên khu ẩm thực này đã thấy dậy lên mùi thơm của các món ăn, từ rừng đến biển. Ở đây tất thảy món ăn đều được nướng trên vỉ than hồng. Du khách du lịch Hải Phòng có thể lạ lẫm với món rau quả rừng nướng trong chốc lát nhưng rồi sẽ bị mùi vị của món ăn này quyến rũ, đã ăn rồi lại muốn được ăn thêm nữa.


Rồi rất nhanh chóng, món ăn này đã trở nên phổ biến ở miền xuôi, có mặt ở các quán ăn từ sang trọng đến bình dân của các thành phố lớn. Nhưng có lẽ do chỉ thích hợp với những ngày mùa đông nên các quán lẩu thường không tập trung nhiều, tuy nhiên, quán nào cũng đông khách đến thưởng thức, nhiều nhất vẫn là các quán nướng vỉa hè.

Ở Hải Phòng, các quán lẩu nướng cũng có đa dạng món để thực khách lựa chọn. Sang trọng có thể vào các nhà hàng, thưởng thức món bò nhập ngoại nướng, cừu nướng, lạc đà nướng… mà không phải lo quần áo ám khói từ thức ăn vì các món ăn được nướng trên bàn đá sạch sẽ. Ngoài ra còn có những quán dê nướng, cá nướng rất đông đúc , thích hợp cho các đấng mày râu ưa tụ tập bạn bè, ngồi nhậu lai rai. Còn bình dân hơn có thể vào các quán nướng vỉa hè, cũng có đầy đủ những món ăn phù hợp với khẩu vị từng thực khách, từ cánh gà, thịt bò… nướng đến các loại rau củ.



Thoạt trông, món lẩu nướng có thể dễ chế biến vì chỉ cần tẩm ướp gia vị, đặt lên bếp than hồng là đã có thể thưởng thức được rồi. Nhưng thật ra, món ăn trở nên ngon miệng, hấp dẫn chính là ở cái tẩm ướp và gia vị cho vào món nướng phải vừa đủ. Mỗi món ăn lại phù hợp với một loại gia vị riêng. Chẳng hạn, thịt bò thì được ướp mật ong và ngũ vị, mực tươi và các loại hải sản khác thì có thể ướp sa tế…

Khi nướng, nhất thiết phải phết thêm chút bơ hoặc dầu ăn lên vỉ nướng. Như thế món nướng sẽ không bị khô, dai, dễ cháy. Và quan trọng hơn là người nướng phải trở đều tay, canh lửa nhỏ thì đồ ăn mới chín đều, thơm ngon.

Một điều thú vị khi thưởng thức món ăn nào sánh được đó là mùi thơm tỏa ra từ món ăn. Nếu bạn nào còn e ngại quấn áo, đầu tóc bị ám mùi thức ăn thì có lẽ hãy cân nhắc trước khi bước vào quán nướng. Ở những quán ăn này, bạn có thể dễ thấy được cảnh khói bốc nghi ngút, mùi đồ ăn tỏa ra ngào ngạt và thực khách thì hì hục vừa nướng, vừa nhai thức ăn… Quả là món ăn này không phù hợp với những người ưa thanh cảnh! Nhưng bù lại, đảm bảo bạn sẽ có một bữa ăn đậm đà, lạ miệng mà giá cả lại rất phải chăng.

Món nướng có thể được ăn riêng hoặc cuộn thêm rau sống, khế chua, cà rốt, chuối xanh… tùy từng khẩu vị từng người. Thức ăn vừa dậy mùi, chín tới, gắp ra đĩa, gói cùng với các loại rau quả rồi chấm với nước sốt, chỉ cần đưa lên đã thấy mùi thơm tỏa ra. Cắn một miếng nhỏ, vị chua của khế, chát của chuối xanh sẽ làm món nướng bớt ngấy, chỉ cảm nhận được vị đậm đà, ngọt lịm của thức ăn lan tỏa đầu lưỡi.

Ăn món nướng, thực khách du lịch Cát Bà 2 ngày 1 đêm cũng không ăn theo kiểu “nhàn tản” được, phải vừa ăn, vừa nhanh tay đảo thức ăn trên bếp nướng kẻo quá lửa. Cũng bởi món nướng “khó tính” hơn các món ăn khác, phải ăn ngay sau khi gắp ra từ bếp nên phải vừa ăn,vừa chế biến, nếu để nguội sẽ mất ngon đi nhiều lần. Người ta bảo món nướng là món ăn của mùa đông là vậy!

Bởi thế, nếu còn ngại mùa đông rét không tụ tập cùng bạn bè, người thân ăn uống thì hãy chọn một quán lẩu nướng nào đó để ngồi lai rai. Trời càng lạnh, món ăn này sẽ càng khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn… Biết đâu hương vị đậm đà của món ăn, không khí ấm cúng của hàng quán sẽ khiến mọi người thêm xích lại gần nhau.

Du lịch Hải Phòng thưởng tức cá diêu hồng hấp lá sen


Một con cá diêu hồng khoảng 1kg được chế biến nằm gọn trong bọc lá sen đặt lên bếp lẩu sôi lăn tăn tỏa mùi thơm của hương sen, của các vị thuốc bắc khiến những thực khách du lich khó tính nhất cũng phải gật gù. Ăn thử một miếng, vị ngọt ngào của gia vị, miếng cá thơm ngon lan tỏa trên đầu lưỡi trong tiết trời giá lạnh, âu cũng là điều thú vị.


Món ăn tưởng như cao lương mĩ vị này không đắt tiền như nhiều người nghĩ mà ngược lại, còn rẻ hơn cả cá biển. Chỉ có điều, không phải ai cũng làm được món ăn này, bởi đây là món ăn được sáng tạo ra từ Phạm Văn Hiếu (tức Hiếu “béo”), chủ quán 16 Lý Thường Kiệt (quận Hồng Bàng). 

Trong giới đầu bếp Hải Phòng hay gần hơn là Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Hải Phòng (trực thuộc Hiệp hội Du lịch Hải Phòng), tên tuổi của Phạm Văn Hiếu gắn liền với món cá diêu hồng hấp lá sen và được anh em trong Chi hội vị nể.

Trong cả chi hội, mỗi người đều có những tuyệt chiêu riêng, nhưng nói đến cá diêu hồng hấp lá sen, ai muốn ăn, chỉ có thể gọi Hiếu béo, còn tự làm cũng có thể được, nhưng hương vị không bao giờ bằng, cho dù công thức chế biến món này cũng được Hiếu phổ biến cho vài người.

Với những loại gia vị cần thiết như xì dầu nấm, xì dầu vừng, đẳng sâm, đại táo, thịt thăn thái nhỏ, kỳ tử, nấm hương và lá sen khô, nhưng món ăn tưởng chừng đơn giản này lại không mấy người làm được, kể cả việc Hiếu còn hướng dẫn cho anh em đầu bếp chơi thân với nhau là lá sen gói cá hấp phải gói bằng mặt trong thì hương lá sen mới đạt đủ độ thơm cần thiết. Nếu như ai đó muốn trình bày đẹp món ăn này bằng cách lật ngược lá sen để hấp cá thì coi như hỏng.

Vì vậy, đây là món ăn được coi là tuyệt chiêu của Hiếu và món ăn này đã theo chân anh kinh qua các nhà hàng khắp thành phố Hải Phòng nơi anh đã từng làm việc. Và giờ đây, khi đứng chủ quán 16 Lý Thường Kiệt, món cá diêu hồng hấp lá sen đã và đang tạo dựng tên tuổi của Hiếu.

Làm ra món cá vẫn chưa xong mà cách ăn cũng phải đúng kiểu, thì mới “ngấm” hết tinh túy của món ăn độc đáo này. Cá hấp xong phải cho vào đĩa i-noc để nguyên cá bọc lá sen rồi cho lên bếp lẩu đun sôi nhẹ. Trước khi ăn cá, bao giờ cũng phải múc một chút nước trong đĩa cho vào bát húp để cảm nhận được vị ngon.

Cá trong đĩa gỡ ra quấn vào bánh tráng kèm rau ghém, chuối xanh, khế rồi chấm với mắm nêm rồi đưa lên miệng mới thấy hết được độ thơm ngon của món ăn này. Nếu ai không ăn được mắm nêm, quấn bánh xong có thể chấm thẳng vào nước dùng trong đĩa cá trên bếp, thực khách du lịch Cát Bà 2 ngày 1 đêm càng ăn càng thấy thú vị.

Muốn thưởng thức món ăn độc đáo này, hãy thử một lần đến 16 Lý Thường Kiệt để được cảm nhận tuyệt chiêu của Hiếu “béo”- ủy viên Ban chấp hành Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Hải Phòng./.

Cơm cháy hải sản- Nét riêng của đất Cảng


Nhắc đến cơm cháy, nhiều người thường nghĩ đến Ninh Bình, nơi được gọi là xứ sở của thịt dê- cơm cháy. Có lẽ thiên nhiên tạo cho đất Ninh Bình nhiều đồi núi, thịt dê ở đây đã trở thành đặc sản, trong đó có món cơm cháy ăn với nước sốt tim cật.

Nhưng người Hải Phòng không nhất thiết phải đến tận Ninh Bình để thưởng thức món cơm cháy đặc biệt đó. Ngay tại đất Cảng cũng có món cơm cháy, nhưng mang đặc trưng của du lịch Cát Bà Hải Phòng: cơm cháy hải sản.


Thực ra cơm cháy không phải là món ăn quá khó làm, bởi chỉ là cơm nấu ép lại, sấy khô rồi rán giòn, nhưng ngon hay không là ở nước sốt. Cái lạ của cơm cháy là nếu ăn với loại nước sốt nào sẽ có hương vị của nước sốt ấy, nên nước sốt càng ngon thì ăn với cơm cháy càng ngon. Vì vậy, đầu bếp ở Hải Phòng đã kết hợp giữa cơm cháy của Ninh Bình với nước sốt hải sản- món ăn quen thuộc của người Hải Phòng để trở thành nét đặc trưng riêng của du lich ẩm thực đất Cảng.

Ăn nhiều lần thành nghiện, nhưng không lẽ cứ phải vào Ninh Bình mới có cơm cháy ăn, thế là anh yêu cầu nhà bếp của nhà hàng Xuyên Á làm món này, nhưng với nước sốt được làm từ hải sản có sẵn tại Hải Phòng như tôm, cua, mực…Sau vài lần thử nghiệm, cuối cùng món nước sốt hải sản cũng hoàn thành. Bát nước sốt có màu đỏ tươi của cà chua và vị thơm của hải sản, chấm với cơm cháy ăn thật ngon.

Anh tâm sự, lúc đầu chỉ yêu cầu nhà bếp làm riêng món này cho mình, ai dè khách đến nhà hàng Xuyên Á (tại phố Phan Đình Phùng, quận Hồng Bàng), sau khi ăn thử đều thấy thích và món cơm cháy hải sản trở thành món ăn được ưa chuộng nhất tại nhà hàng. Thơm ngon, không ngán và đặc biệt, có thể ăn đến no. Đó là những điều ẩn chứa trong món ăn lạ miệng nhưng rất bình dân này.

Giờ đây, ẩm thực Hải Phòng lại có thêm một món ăn mới, lạ, nhưng hấp dẫn mà theo như lời Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Hải Phòng Bùi Quốc Việt, cơm cháy hải sản Hải Phòng sẽ nở rộ giống như lẩu cua đồng trong 3 năm qua và nhà hàng Xuyên Á tự hào là nơi sáng tạo ra món ăn này.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bãi biển An Bang


Bãi biển An Bàng nằm gần thương cảng Hội An xưa. Đây là bãi biểm mới được hình thành gần đây nên An Bàng vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ và bình yên. Điểm đặc biệt ở bãi biển An Bàng chính là lớp cát mềm và mịn, sóng ở đây cũng rất dịu nhẹ, mang cảm giác dịu dàng, êm ái.

Từ lâu, An Bàng đã được khách du lịch yêu thích vì sóng nhẹ và bờ cát trắng mịn này. Gần đây, An Bàng ngày càng nhiều khách người nước ngoài lựa chọn làm điểm đến nghỉ ngơi thư giãn. Bãi biển rộng, ngập tràn sắc xanh của trời, của nước. Bãi cát trải dài vô tận như một dải lụa màu trắng ngà. Nhưng điều tuyệt nhất, đó là bãi biển không quá đông, đây là địa điểm lý tưởng cho những ai muốn thưởng thức không khí yên bình, bãi biển vọng tiếng sóng rì rào chứ không ồn ã như Cửa Đại.

Khách du lịch tắm nắng trên bờ biển An Bàng

Điều này cũng giải thích cho sự xuất hiện ngày càng đông các nhà hàng và quán bar phương Tây bên bờ sông. Nhưng nếu muốn yên tĩnh, bạn hãy một mình thả bộ trên bãi cát mịn màng để có được sự thư thái cho riêng mình. Nhiều nhà hàng ở Hội An chuyên về các món ăn cung đình Việt Nam, cũng là nơi du khách du lịch Đà Nẵng Hội An thường dừng chân khi đến biển An Bàng.

Quan cảnh bờ biển An Bàng – top 100 bãi biển tốt nhất hành tinh

Hy vọng rằng đây chính là cửa ngõ đón khách trong nước và quốc tế đến với Hội An, bởi nằm trên trục đường biển “5 sao” nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân, dọc theo vành đai bờ biển Liên Chiểu – Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về phố cổ. Cùng với sự bình chọn nói trên của trang mạng du lịch CNNGo, tiềm năng du lịch trung quốc của vùng biển này là rất lớn.

Cây đa ngàn tuổi - điểm nhấn của bán đảo Sơn Trà


Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 10km về hướng Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà là một thắng cảnh đẹp mà bạn nên ghé thăm khi đến với Đà Nẵng. Nơi đây có hệ sinh thái phong phú đa dạng cùng nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm là cây đa di sản.

Cùng với những bãi Bụt, bãi Đa, bãi Rạng, ghềnh Bàng, chùa Linh Ứng, đỉnh Bàn Cờ… Cây đa di sản là một trong những biểu tượng của bán đảo Sơn Trà.

Nằm ở độ cao 700m, cây đa cổ thụ đứng sừng sững giữa đất trời với những tán lá xum xuê, chằng chịt. Cây đa cao trên 20m hàng trăm rễ phụ lớn nhỏ bám sâu vào lòng đất mẹ, lừng lững vươn những tán lá xanh um về phía biển tạo cảnh quan đẹp có một không hai. Được phát hiện vào năm 1771, từ đó đến nay, cây đa Sơn Trà được đánh giá là một trong những cây đa có hình thế hùng vĩ bậc nhất Việt Nam với chu vi thân 10m, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25m.


Sau khi được được các nhà khoa học xác định tuổi thọ khoảng 800 năm, vào tháng 6.2014, cây đã chính thức được đưa vào trong hệ thống Cây di sản của Việt Nam và là cây cổ thụ di sản đầu tiên của thành phố biển Đà Nẵng.

Có lẽ chính vì lịch sử phát triển lâu đời của mình mà cây đa này có thể phát triển đồ sộ như hiện nay. Với tán lá rộng, những cành, cành rễ chắc chắn, cây đa trở thành nơi trú chân, nghỉ mát cho nhiều du khách du lich da nang gia re, những phượt thủ trên đường khám phá bán đảo Sơn Trà.


Du khách du lịch Đà Nẵng Hội An thích thú khi tham quan cây đa 1000 năm

Cây đa Sơn Trà hiện được đánh giá là thực thể sống động và đặc trưng của bán đảo Sơn Trà, góp phần đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái tại bán đảo này.Nếu bạn có hứng thú và muốn được chiêm ngưỡng tận mắt “cây đa nghìn năm” thì hãy thử sức mình với những tour đi bộ xuyên rừng, hay đạp xe quanh bán đảo để có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây.

Bạn sẽ không chỉ được cảm nhận và trải nghiệm không gian xanh, trong lành, nguyên sơ, mà hành trình khám phá cũng không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sinh trưởng tự nhiên của thiên nhiên, động vật tại bán đảo xinh đẹp này.

Du lịch Huế thưởng thức bánh bèo

Bánh bèo là món ăn thịnh hành ở Việt Nam. Cùng một tên gọi nhưng ở những địa phương khác nhau sẽ có những hương vị và cách chế biến khác nhau. Tuy nhiên bánh bèo phổ biến và được du khách du lịch Đà Nẵng Hội An biết đến nhiều nhất là bánh bèo Huế. Món ăn này đã góp phần làm phong phú kho tàng ẩm thực xứ Huế.

Bánh bèo - Nét ẩm thực riêng của Huế

Ở Huế đâu đâu cũng có bánh bèo được các mẹ, các chị... gánh đi rao bán từ đường làng, ngõ phố, bến sông, góc chợ. Nhưng có lẽ thu hút du khách hơn cả là bánh bèo Hàng Me. Bên cạnh đó, còn có những tiệm, quán bán bánh bèo lâu đời như: bánh bèo Ngự Bình và Tây Thượng.

Bánh bèo – Tinh Hoa ẩm thực Cố Đô

Bánh bèo là thức ăn bình dị ngay từ tên gọi. Nghe đến tên bánh là bèo người ta liên tưởng ngay đến những gì đơn giản, mong manh và nhỏ nhoi như những cánh bèo ở ao làng, đầm hồ nơi hẻo lánh.


Bánh bèo là món bánh được làm từ bột gạo rải tôm chấy, hành khô, tóp mỡ. Khi ăn được chan thêm nước mắm vị ngọt lên trên. Có 2 loại là bánh bèo chén và bánh bèo nhỏ. Bánh bèo chén được đúc bằng chén, bề ngoài to dày, bánh bèo chén rất dày,ăn dễ no hơn. Bánh bèo nhỏ đúc bằng vỉ nhôm, bề ngoài cái bánh thường nhỏ và mỏng, khi ăn trình bày nhiều cái xếp chồng trên dĩa.


Màu trắng của bánh có vẻ tinh khiết cùng với màu hồng tươi rực rỡ của nhụy tôm tạo cho khách du lịch cảm giác vừa mắt, ngon lành. Bánh bèo ăn với nước chấm là nước mắm ngon có ớt, tỏi được pha rất khéo khiến người ăn đôi khi có thể húp nước chấm mà không sợ mặn.


Bánh bèo ngoài màu sắc, vị đậm đà còn cho ta hương vị của đồng nội khiến ai đã một lần có dịp du lich da nang gia re ăn bánh bèo sẽ nhớ mãi không quên.

Thưởng thức cơm hến giữa lòng xứ Huế

Ai đã từng du lịch đến Huế mà chưa được nếm thử món cơm hến thì đã thiếu mất một phần của Huế, nhưng nếu đã ăn rồi thì sẽ mãi không quên được hương vị đậm đà của bát cơm hến.

Cơm hến – món ăn đậm đà phong vị xứ Huế

Món ăn của tầng lớp bình dân

Từ lâu cơm hến đã trở thành món ăn truyền thống và dân dã của người Huế. Điều đặc biệt là cơm hến xuất thân từ tầng lớp bình dân, được vinh hạnh cung tiến lên vua, rồi lại được trở về với nơi nó đã được tạo nên. Món ăn có thể trở nên đài các hơn, cung cách chế biến cầu kì hơn nhưng chất dân dã của người dân nghèo trong món ăn vẫn còn đậm nét. 

Nguyên liệu đơn giản

Cơm hến là một đặc sản ẩm thực Huế. Đó là món ăn gồm có nước canh hến chan với cơm nguội, thêm một chút rau và gia vị. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị. Trong khâu sơ chế hến được ngâm nước gạo một thời gian để thải hết bùn đất, rửa sạch, đem luộc cho đến khi hến mở vỏ. Lấy nước luộc sau khi đã để lắng, đổ hến ra sàng để lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của cơm hến, ngoài ra thì cũng không thể thiếu các loại gia vị đi kèm. 

Các nguyên vật liệu chế biến món cơm hến

Cơm hến là một đặc sản ẩm thực Huế. Đó là món ăn gồm có nước canh hến chan với cơm nguội, thêm một chút rau và gia vị. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị. Trong khâu sơ chế hến được ngâm nước gạo một thời gian để thải hết bùn đất, rửa sạch, đem luộc cho đến khi hến mở vỏ. Lấy nước luộc sau khi đã để lắng, đổ hến ra sàng để lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của cơm hến, ngoài ra thì cũng không thể thiếu các loại gia vị đi kèm.

Các phần khác gồm có: khế chua, rau thơm, bạc hà (dọc mùng), bắp chuối thái chỉ, nước mắm, hồ tiêu, hành phi, muối mè, tóp mỡ, da heo phơi khô chiên phồng, mắm ruốc sống, đậu phộng rang vàng nguyên hạt, ớt bột tao dầu. Chính nhờ nguồn nguyên liệu đa dạng phong phú đã tạo nên hương vị đặc sắc đầy đủ vị cho món ăn trong chuyến du lịch Đà Nẵng Hội An.

Tất cả nguyên liệu đều được để nguôi. Duy chỉ có nước hến phải được giữ cho thật nóng hổi. Bát cơm hến được trộn từ tất cả các thành phần trên rồi chan nước hến. Cơm hến thường được ăn với ớt thật cay mới đúng vị, còn đối với bún hến thì có lẽ sẽ ngon hơn nếu ăn khô (tức là không chan nước hến khi ăn). Từ món ăn ban đầu là cơm hến đã có thêm nhiều biến thể khác là bún hến là mì hến. Những biến thể này hầu như chỉ thay đổi nguyên liệu chính là cơm thành mì hoặc bún. Nguyên liệu chính có thể thay đổi nhưng các gia vị và cách chế biến không hề thay đổi, đường như điều đó càng làm tăng thêm sự phong phú và đa dạng cho món ăn.

Cơm hến - Món ăn dân dã của cố đô Huế

Tinh hoa ẩm thực Cố đô

Trải qua những thăng trầm và biến đổi của lịch sử nhưng dường như cơm hến vẫn đóng một vị trí quan trọng trong kho tàng ẩm thực xứ Huế. Những người bán cơm hến kể rằng: Để làm ra món cơm hến đúng nghĩa và ngon thì cần phải dùng cơm nguội để qua đêm, như vậy mới giữ được cái giòn của rau và hương thơm của các gia vị. Ngẫm lại cũng lạ, người Việt Nam ta đã ăn cơm thì phải ăn cơm nóng, duy chỉ có cơm hến phải là cơm nguội. Dường như trong quan niệm của người Huế, trên đời chẳng có gì đáng bỏ đi nên người Huế chắt chiu đến từng hạt cơm sót lại?

Cơm hến – món ăn đậm đà phong vị xứ Huế

Không phải chỉ ở Huế mới có cơm hến, mà ngày nay, ở nhiều thành phố lớn, người Huế cũng mang món cơm truyền thống này đến khắp mọi nơi. Nhưng lạ thay, ai đã ăn cơm hến ở Huế cũng phải khẳng định một điều rằng: Cơm hến phải ăn ở Huế mới thật là ăn cơm hến! Ngon và đậm đà đúng chất của nó. Bởi hến để làm nên món cơm này phải là hến được vớt lên từ Cồn Hến, Rau và nguyên liệu được trồng từ vườn quê thôn Vĩ Dạ. Người Huế khi đi đâu xa lâu ngày thì ngày đầu tiên trở về nhất định phải thưởng thức những món ăn Huế và phải ăn bằng được cơm hến.Còn những người dân sống ở Huế thì lại có thói quen ăn cơm hến hằng ngày. Cơm hến được dùng cho cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, thậm chí là thức ăn khuya. Dường như Cơm hến không chỉ tạo nên cốt cách của con người nơi đây, mà mảnh đất này còn truyền cái thần đến cả món ăn nữa. Sẽ chỉ ý nghĩa khi ăn cơm hến trên đất Huế, vì chỉ như rứa vậy cảm nhận được hết cái mộc mạc, dân dã nhưng ngon, ngọt và cả nồng cay của nó…

Cơm hến tạo nên cốt cách của người dân cố đô

Khách du lịch da nang gia re có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất cứ đâu tại Huế. Cơm hến ngon nhất ở các quán ven đường Hàn Mạc Tử, nhưng ở đây lại không có hến xào xúc bánh tráng, nên có thể đến cồn Hến. Đến cồn Hến bạn nên chọn những quán bình dân, vừa rẻ, vừa ngon, chất lượng đảm bảo, có thể thưởng thức các món hến lẫn chè bắp. Ngoài ra có thể ăn cơm hến ở đường Trương Định, hoặc Cung An Định…

Du lịch Đà Nẵng ngoạn cảnh chùa Linh Ứng

Chùa Linh Ứng nằm trên một ngọn đồi của bán đảo Sơn Trà, nằm ở lưng chừng núi, mặt hướng ra biển, lưng tựa vào cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với những loài động thực vật của bán đảo Sơn Trà…

Những bức tượng ở Chùa được các nghệ nhân làng đá Non nước thực hiện

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng với quy mô hơn 20 ha. Đây là ngôi chùa nằm trong quần thể du lịch bán đảo Sơn Trà được xây dựng với sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống của chùa Việt, hiện đang là điểm du lịch nổi bật của thành phố biển xinh đẹp này.

Góc nhìn từ xa của Chùa Linh Ứng

Tượng Phật Bà Quan Thế Âm trên sân chùa Linh Ứng với chiều cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng đang được xem là bức tượng Phật cao nhất ở Việt Nam hiện nay.

Tượng Phật Bà Quán Thế Âm cao nhất Việt Nam

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt có điểm nhìn ra biển Đông bao la, xa xa về phía bên trái là đảo Cù lao Chàm án , phía phải là ngọn Hải Vân che chở với dòng sông Hàn hiền hòa thơ mộng. Bán đảo Sơn Trà là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng sóng gầm vào ghềnh đá. Tương truyền vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát, người dân nơi đây đã lập nên am thờ tự. Và rồi, Quan Thế Âm như đã hiển linh cứu khổ cứu nạn cho con người, kể từ đó sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, và từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian.

Du khách du lịch Đà Nẵng Hội An tham quan Chùa ở chính điện

Ngoài quy mô hoành tráng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt cũng được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật nổi bật. Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong có hình rồng, những trụ cột vững chắc được bao quanh bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo.

Đường lên Cổng Tam Quan - Chùa Linh Ứng

Có thể nói, chùa Linh Ứng Bãi Bụt được xây dựng trong một quần thể du lịch mới hình thành của thành phố - Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, ở một địa điểm đắc địa nhất khu vực này, ngôi chùa đã trở thành nơi chiêm bái, sinh hoạt, học tập của tăng ni, phật tử, đồng thời cũng là nơi ngoạn cảnh của du khách bốn phương, một điểm du lich da nang gia re tâm linh hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng, là nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người.