Du lịch miền bắc mùa đông luôn là lựa chọn của nhiều người để khám phá cảnh đẹp Việt Nam và thể hiện phong cách cá nhân. Tuy nhiên, làm thế nào để du lịch mùa đông mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, độc giả có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm du lịch mùa đông ở miền Bắc dưới đây.
Mùa lạnh khắc nghiệt ở miền Bắc Việt Nam luôn kéo dài khiến nhiều người ngại ngần không muốn lên đường khám phá. Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là một mùa khá đẹp tại các tỉnh vùng núi phía Bắc. Chúng ta có thể ngắm cải trắng nở khắp núi đồi ở Mộc Châu hay ngắm đào, mận bắt đầu đua sắc ở Hà Giang, Sapa. Vì thế, chỉ cần khéo léo trong chọn trang phục sao cho vừa ấm vừa gọn nhẹ, mang theo thuốc, những vật dụng tránh rét cần thiết… là có thể đi du lịch mùa đông ở vùng núi cao.
Lựa chọn phương tiện di chuyển khi đi du lịch miền Bắc mùa đông
Phương tiện di chuyển là vấn đề đầu tiên cần cân nhắc khi đi du lịch mùa đông. Để lên vùng núi phía Bắc, có thể di chuyển bằng ba phương tiện phổ biến là ô tô, tàu hỏa và xe máy. Xe máy được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn vì với loại phương tiện này, có thể vừa đi vừa có thể ngắm cảnh đường phố. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết mùa đông rét đậm, nhiều sương mù, một số nơi thậm chí có băng, tuyết, việc đi xe máy trên đường đèo có thể gây nguy hiểm. Vì thế, tốt nhất là không nên đi xe máy.
Nếu đi du lịch mùa đông ở miền bắc tại các tỉnh vùng cao có thể gây nguy hiểm thì ô tô hoặc tàu hỏa là phương án khả quan hơn. Tuy nhiên, nếu định du lịch miền Bắc vào dịp tết, người đi hãy mua vé tàu từ sớm, bởi vé lên khu vực Sapa, Bắc Hà thường hết khá sớm trước đó.
Trang phục phù hợp – kinh nghiệm du lịch mùa đông quan trọng
Trang phục là yếu tố quan trọng khi đi du lịch mùa đông, đặc biệt là ở miền bắc. Người đi du lịch trong mùa đông ở các tỉnh vùng núi cao thì không nên chọn những trang phục thời trang vì sương mù và băng tuyết có thể khiến tầm nhìn bị hạn chế. Thay vào đó, người đi du lịch nên chuẩn bị những chiếc áo ấm nhất như áo khoác lông vũ, nhiều loại áo len, quần nhiều lớp...
Đối với việc chọn áo, người đi du lịch nên mặc nhiều lớp áo mỏng giúp giữ được thân nhiệt ổn định lâu hơn việc mặc những chiếc áo to sụ, dày cộm. Lớp đầu tiên, nên mặc chiếc áo thun dài tay để giữ nhiệt, lớp thứ 2 là áo len rồi đến áo khoác. Áo khoác ngoài cùng nên là áo gió hoặc áo da, chống thấm nước. Đối với quần, không nên mặc quần không co giãn gây khó chịu, thay vào đó nên mặc quần tất có lớp lót bông hoặc nỉ bên trong, mặc thêm bên ngoài những chiếc quần có chất liệu co giãn như cotton dày, nỉ, hoặc quần gió.
Ngoài ra, găng tay, mũ, khăn và tất cũng là những phụ kiện không thể thiếu nếu người đi du lịch muốn chiêm ngưỡng miền Bắc Việt Nam khi tiết trời lạnh. Nên đem theo bên người chiếc khăn quàng ấm áp vì chúng sẽ vô cùng có ích và phát huy tác dụng trong việc giữ ấm cơ thể. Đối với phụ kiện là tất, không nên đi nhiều tất, sẽ bị bó chân và di chuyển không thoải mái. Tốt nhất chọn loại tất len dành cho mùa đông, dày, lông xù và phần tất ở lòng bàn chân dày hơn. Nếu là tất mỏng, cần đi 2 – 3 đôi mới đủ ấm. Nếu thời tiết quá lạnh, cần thiết phải dùng tất cổ cao để việc giữ nhiệt được tốt hơn.
Theo kinh nghiệm du lịch mùa đông ở miền bắc, người đi du lịch cũng nên mang theo áo mưa và giày chống trượt và ủng đi mưa có lớp chống ẩm nếu có bởi sương quá dày có thể gây ra mưa phùn, làm ẩm quần áo, khiến cơ thể càng thêm lạnh. Nên chọn loại giày cao cổ, mặt trong có chất liệu giữ ấm, đế giày có độ bám đường tốt, có lớp chống mưa bên ngoài, chống trơn trượt, đặc biệt nếu người đi du lịch có ý định leo núi. Ngược lại, nên tránh đi các loại giày cao gót, giày búp bê điệu đà, vừa lạnh chân, vừa dễ trơn trượt.
Kinh nghiệm du lịch mùa đông - chuẩn bị thuốc, vật dụng, mỹ phẩm đầy đủ
Gọn, nhẹ là những tiêu chí cho người đi du lịch nếu muốn khám phá vùng rừng, núi hùng vĩ. Những hành lý không cần thiết như quần áo nên xếp vào va ly, khóa chặt và gửi lại khách sạn, chỉ cần mang theo một ba lô gồm những đồ dùng thiết yếu bao gồm điện thoại, máy ảnh, thẻ nhớ, pin, film, các loại thuốc, băng cá nhân, dầu nóng, bật lửa và tư trang, tiền bạc là đủ. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị thêm những miếng dán tạo nhiệt, túi sưởi, sạc dự phòng…
Bên cạnh đó, một vài tờ báo hay khăn giấy sẽ giúp ích cho người đi du lịch trong việc lau khô đồ đạc và hút ẩm cho giày, dép. Các trang phục lạnh như khăn, nón, áo khoác có thể mặc luôn trên người để luôn giữ ấm cho cơ thể, chống lại các bệnh gây ra do lạnh như cảm, viêm mũi, hạ huyết áp... Với một số đoàn du lịch không thích nghỉ qua đêm trong khách sạn hoặc không thể tìm được phòng nghỉ thì nên mang theo lều du lịch chuyên dụng và túi ngủ.
Về vấn đề chuẩn bị thuốc thang, khi đi du lịch mùa đông đến những nơi núi cao ở phía bắc nước ta, người đi du lịch nên chuẩn bị kỹ lưỡng thuốc men, đặc biệt là những thuốc chống cảm lạnh, cúm, sốt, nhức đầu, kháng sinh, thuốc bổ, thuốc chống đau bụng đi ngoài, dầu gió, dầu gừng, bông băng y tế... bên mình để sử dụng khi cấp bách. Ngoài ra, cũng nên mang thêm những vật dụng cần thiết như dầu nóng, vài túi trà gừng, mứt gừng, bình ủ nước nóng để dùng nóng lúc sớm mai, giúp tinh thần thư thái, ổn định thân nhiệt và tránh bị cảm lạnh khi tiết trời lạnh giá khắc nghiệt. Sau một ngày đi lại nhiều, mệt mỏi vì lạnh, người đi du lịch nên ngâm chân vào nước ấm khoảng 10 phút để các mạch máu được lưu thông dễ dàng và cảm thấy dễ chịu hơn.
Một lưu ý sau cùng đó là với khí hậu lạnh, hanh vào mùa đông, làn da rất dễ khô nứt, gây khó chịu đặc biệt là môi, do đó, nên mang theo một số loại mỹ phẩm cần thiết. Vì vậy, các bạn nữ và cả nam nên thoa kem dưỡng da tay, dưỡng da cơ thể trước khi ra đường. Đồng thời, thoa kem dưỡng da mặt và giữ ẩm trước khi trang điểm, thoa son dưỡng môi để bảo vệ đôi môi khỏi tình trạng nứt nẻ... cũng là những việc nên làm.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng là một kinh nghiệm đi du lịch mùa đông.
Chuẩn bị thực phẩm cho chuyến du lịch mùa đông ở miền bắc
Những món ăn như hải sản giàu i-ốt như rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến, các loại hạt có dầu, sản phẩm sữa, ngô sẽ giúp nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy sinh nhiệt, chống giá rét. Hoặc cũng có thể chọn những món ăn có chứa gia vị cay như gừng, hành tây, ớt, hạt tiêu, tỏi và cà ri… để sinh nhiệt cho cơ thể, ngừa cảm lạnh, cúm. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều vào thức ăn. Nếu đang ở vùng núi thì các món nướng là một lựa chọn giúp giữ ấm cơ thể tuyệt vời.
Ngoài ra, các loại rau củ tươi có tính ôn như bạc hà, cà rốt, diếp cá, đinh lăng, hành tây, kiệu, húng chanh, húng quế, kinh giới, mùi ta, ngải cứu… sẽ góp phần sinh nhiệt mà không làm thân nhiệt bị thất thoát, làm ấm người, giúp ngừa cảm lạnh, chống cảm cúm.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm 1 số tour du lịch miền Bắc tại gsv.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét