Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Nét kiến trúc truyền thống độc đáo của đền Bảo Hà

Sau những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, người dân lại nô nức cùng nhau đi trẩy hội mùa Xuân. Đền Bảo Hà, nơi thờ danh tướng Hoàng Bẩy là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn để dâng hương hướng về nguồn cội.

Du khách tour lễ hội 2019 tìm về đền Bảo Hà có thể đi theo đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai rẽ xuống nút giao IC 16 ra Quốc lộ 279, điểm dừng chân là xã Bảo Hà, Bảo Yên ( Lào Cai), hoặc nếu muốn tận hưởng không khí trong lành, thỏa sức ngắm nhìn để tìm hiểu những vùng đất ven sông Hồng có thể chọn phương tiện đường thủy hoặc đi tàu tốc hành Hà Nội –Lào Cai để đến với Bảo Hà.


Bảo Hà là một ngôi đền đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đền quay mặt hướng chính Nam, tựa lưng vững chãi dưới chân đồi Cấm, trong khuôn viên rợp bóng hoa ngọc lan thoảng ngát hương thơm, bên cạnh là dòng sông Hồng uốn lượn tựa thế rồng thiêng đang cuộn mình canh giữ.

Theo tương truyền vào cuối đời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng (1740- 1786) tướng Hoàng Bẩy (họ Nguyễn) được triều đình giao cho trọng trách trấn giữ vùng biên ải phía Bắc dẹp giặc thù, giữ yên bờ cõi. Trong một trận huyết chiến không cân sức với kẻ thù nơi đầu sông, ông bị tử trận, thi thể ông trôi dạt về Bảo Hà, dân làng vớt lên an táng và lập đền thờ ghi nhận công lao của vị tướng tài, đức độ.

Ngôi đền được thiết kế mang đậm nét văn hóa truyền thống với kiến trúc độc đáo từ cổng tam quan nội, ngoại đến các cung Cấm, cung Công đồng, phủ chúa sơn trang, lầu Cô, lầu Cậu, Nhà bia, Am hóa vàng làm từ đá nguyên khối và gỗ nhóm quý…

Tại Cung thờ chính, tướng Hoàng Bẩy uy nghi trong sắc phục xanh màu biên ải, ngự trong khám kính được chạm khắc tinh sảo với đường nét hoa văn dát vàng, khảm bạc. Đây là biểu hiện sinh động lòng biết ơn, trân trọng của các thế hệ người dân Việt Nam đối với vị tướng đã được vua Minh Mạng (Thiệu Trị) thuộc triều Nguyễn, phong tước hiệu Trấn An hiển liệt, còn ngôi đền được cấp sắc phong “Thần Vệ Quốc”.


Cách không xa, di tích đối diện bên tả ngạn nằm trong quần thể di tích là Đền Cô Tân An. Tục truyền rằng: con gái tướng Hoàng Bẩy có tên húy Nguyễn Hoàng Bà Xa là cánh tay đắc lực sát cánh cùng cha mình chiêu dụ các thổ ti, tù trưởng luyện tập binh sĩ, rèn giũa khí giới, dự trữ lương thảo. Khi giặc tan, Nguyễn Hoàng Bà Xa lại có công lớn trong việc tập hợp các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng áo xanh khẩn điền khai mỏ xây dựng cuộc sống no ấm thanh bình.

Bên cạnh lễ Thượng Nguyên ngày 17 tháng Giêng là lễ hội đền Cô, còn lễ hội chính diễn ra vào ngày 17/7 âm lịch, ngày mất của tướng Hoàng Bẩy, sau ngày “xá tội vong nhân”.

Nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú như: nghi thức lễ, cầu phật, dâng hương tưởng niệm cầu “Quốc thái dân an”, “Thiên hạ thái bình”. Đặc sắc nhất trong ngày hội có tổ chức nghi lễ rước kiệu từ đền Cô sang đền Ông với ý tưởng tái hiện hình ảnh hội binh của tướng Hoàng Bẩy. Sau phần đại lễ trong tiếng chiêng, tiếng trống rền vang, đoàn rước lộng lẫy cờ hoa với kiệu, cờ, tàn, lọng và nghi trượng chuyển động theo đoàn múa lân uốn lượn mừng vui thắng trận.


Được bồi đắp kết tinh, hội tụ và lan tỏa do cộng đồng sáng tạo, lễ hội đền Bảo Hà, đền Cô Tân An diễn ra trong không gian thiêng với cảnh quan sơn thủy, hữu tình đã tạo nên một bức tranh tổng thể đa sắc màu về đời sống văn hóa tinh thần của làng quê Việt Nam

Đến với miền du lịch tâm linh, mỗi du khách tour đền ông Hoàng Bảy có dịp hướng về cội nguồn, ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, tìm hiểu công lao sự nghiệp, nhân cách của danh nhân.

Thắp nén tâm nhang trong tiếng chuông ngân giữa chiều buông với vẻ uy nghiêm, linh thiêng của chốn tâm linh, du khách bỗng thấy lòng thanh thản, tĩnh tâm hơn bao giờ hết, để từ đó mỗi người lại có cảm xúc sâu sa về cuộc sống và thấy lòng yêu quê hương, đất nước hơn.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Sự linh thiêng huyền diệu của đền Mẫu Âu Cơ

Đền Mẫu Đầm Đa Hòa Bình cách đền Trình khoảng 300m về phía Tây Bắc nằm ẩn mình trên sườn núi So (hay còn gọi là núi Thờ) thuộc thôn Lão Ngoại, xã Phú Lão. mặt quay hướng Đông Bắc, hướng ra lòng thung.


Theo truyền thuyết thì cháu ba đời của Đế Viên họ Thần Nông là Đế Minh nhân chuyến tuần du vùng núi Ngũ Lĩnh Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngài là bậc thánh thông minh. Đế Minh yêu quý Lộc Tục cho nối ngôi, phong là Kinh Dương Vương ( 287-294 trước Công Nguyên) cho cai quản phương Nam. Lộc Tục lấy con gái Long Thần là Động Đình Quân sinh ra Lạc Long Quân, tức Sùng Lãm là người có đức độ tài hoa, văn võ song toàn, giúp dân trừ tà giết quỷ. Trong chuyến tuần du ở Động Lăng Xương bên Sông Đà. Lạc Long Quân đã gặp Âu Cơ là con gái của Đế Lai nên hai người đã nên duyên vợ chồng rồi Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng nở 100 người con. Khi các con lớn lên, Lạc Long Quân đã nói với Âu Cơ: Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hỏa khó hòa hợp, vì thế hai người đã chia 50 người con theo mẹ lên rừng, 50 người con theo cha xuống biển, trở thành tổ tiên của các tộc người, dòng họ Việt Nam ngày nay.

Xưa nay, tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong các hiện tượng văn hóa độc đáo, đặc sắc và nổi trội trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng ở các làng quê của Việt Nam. Tín ngưỡng này xuất hiện từ hàng nghìn năm trước nhằm thể hiện tư duy, niềm khao khát về mặt tinh thần thờ Mẫu, người sinh thành, nuôi dưỡng, bảo lưu các thế hệ giống nòi; đồng thời, gắn liền với việc đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội, luôn lấy nghề nông làm nền tảng kinh tế. Tục thờ Mẫu có thể coi là một truyền thống đặc sắc, mang tính nhân văn tốt đẹp của người Việt Nam mà ít nơi nào trên thế giới có được. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, trải bao thăng trầm theo những biến động của xã hội, đời sống tâm linh của người Việt Nam đã có nhiều đổi thay. Song tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tồn tại bền bỉ và có sức lan tỏa rộng khắp trong dân gian, làng xã Việt Nam.


Từ xưa đến nay Đền Mẫu là địa điểm thu hút khách tour đi lễ đầu năm khá đông trong quần thể di tích này, sự linh thiêng huyền diệu của Mẫu Tổ Âu Cơ vẫn được lan truyền. Du khách thập phương vẫn tìm về cầu xin Quốc Mẫu ban cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, dân chúng ấm no, hạnh phúc.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Dáng vẻ uy nghi trầm mặc của đền Mẫu Lào Cai

Đền Mẫu Lào Cai tọa lạc tại cộc mốc biên giới số 102 giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần Cửa khẩu quốc Lào Cai; xưa thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, Hưng Hóa; nay thuộc phường Lào Cai.

Đền Mẫu Lào Cai được nhân dân vùng cửa ải Lê Hoa thuộc phố Bảo Thắng xưa, xây dựng từ thế kỷ 18. Ban đầu, đền chỉ là một ngôi thờ nhỏ bên bờ sông Hồng và sông Nậm Thi; qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, ngôi đền hiện nay đã khang trang với 9 gian thờ thu hút rất đông du khách tour du lịch Lào Cai.


Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, ngôi đền đã được ban sắc phong ba lần. Năm 2011, ngôi đền đã được ngành chức năng xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Vị thần được thờ chính ở đây là Liễu Hạnh công chúa. Ngoài ra, còn phối thờ các vị thần thánh khác, như: Ngọc Hoàng Thượng đế, Hoàng Bảy, Hoàng Mười, Quan lớn Thủ Đền, bà Đệ Nhị Sơn Trang, v.v... Các pho tượng thờ ở trong đền đều được sơn son thiếp vàng, và đều mang dáng vẻ uy nghi.

Từ xa xưa, người dân nước Việt đã phong bà là Mẫu Nghi Thiên hạ, với ước nguyện Thánh mẫu giúp cho “Thiên hạ Thái Bình- Quốc thái dân an- Phong đăng hoà cốc”. Trong tiềm thức người dân Việt Nam, bà là Tiên nên có phép Tiên, là Phật nên mang tư tưởng Phật, là Thánh nên linh thiêng và là Mẫu nên có phẩm chất của người mẹ… Thánh Mẫu Liễu Hạnh hội tụ cả đức, hiếu, nghĩa của Nho giáo, có pháp thuật của Đạo giáo, tính thiện của Phật giáo. Vì vậy, Thánh mẫu Liễu Hạnh được nhân dân tôn vinh là một trong bốn vị thánh bất tử, được thờ cúng ở khắp mọi miền đất nước.


Ở Lào Cai, đền Mẫu được nhân dân vùng cửa ải Lê Hoa, phố Bảo Thắng, Châu Thuỷ Vĩ, tỉnh Hưng Hoá (thành phố Lào Cai nay) xây dựng từ thế kỷ 18 (cách đây khoảng 300 năm), nằm ngay vị trí cửa ngõ biên giới quốc gia, trên trục đường giao thương hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ý nghĩa tôn thờ vị Thánh Mẫu của dân tộc Việt Nam, đền Mẫu Lào Cai còn có vị thế quan trọng khẳng định vị trí, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đền Mẫu đã 3 lần được các triều đại phong kiến Việt Nam ban tặng sắc phong (hiện nay các sắc phong vẵn được lưu giữ). Mặc dù trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, nhưng đền Mẫu Lào Cai vẫn đang là cột mốc ghi đậm dấu ấn nơi biên cương phía Bắc Tổ quốc và là cội nguồn của lịch sử văn hoá dân tộc. Tiệc chính Mẫu đệ Nhất Liễu Hạnh được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông du khách tour Hà Nội Sapa 2 ngày 1 đêm.

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Nét văn hóa truyền thống tinh tế của phố cổ Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang có lẽ chúng ta nghĩ ngay đến hoa Tam giác mạch- những cánh đồng hoa bạt ngàn với sắc trắng- hồng hòa quyện với nhau tạo nên sự lãng mạn như trong các bộ phim Hàn Quốc… Nhưng có lẽ chúng ta đã quên rằng, Hà Giang đẹp không chỉ có thế. Hà Giang đẹp ở bất kì mùa nào trong năm, một vẻ đẹp rất riêng toát lên từ sự hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng và đẹp bởi những địa danh thuộc về nó. Một trong những địa điểm mà du khách du lịch Đồng Văn không thể không tới khi đến Hà Giang đó là Phố cổ Đồng Văn.


Thị trấn Đồng văn nằm trên cao nguyên đá ở độ cao trung bình từ 1.000- 1.600m so với mặt nước biển, cách TP.Hà Giang 160km. Ở đây có một khu phố và chợ cổ có lối kiến trúc hàng trăm năm tuổi mà vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm của nó đã làm du khách như trút hết mệt mỏi sau khi vượt những chặng đường dài để đến với Đồng Văn.

Khu phố cổ Đồng Văn, nằm trong quần thể du lịch Hà Giang, được hình thành và xây dựng từ đầu thế kỷ XX xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó tách nhập vào châu Bảo Lạc do một thổ ty  người Tày họ Nông cai quản như một lãnh địa riêng. Thuở ban đầu chỉ có vài gia đình người Tày, người Hoa và người Mông sinh sống. Đến thập niên 40 – 50 có thêm người Kinh, Dao và người Nùng … đến cư ngụ, ngày nay Phố Cổ Đồng Văn được du khách đặc biệt yêu thích và là điểm đến không thể thiếu trong các chương trình Tour Du Lịch Hà Giang.

Không giống như những phố cổ Hà Nội hay Hội An, sương và gió nơi địa đầu vùng đất của tổ quốc đã tạo nên sự khác biệt không thể sao chép của phố cổ Đồng Văn – Hà Giang. Chiếm đa số trong khu phố cổ là những ngôi nhà trình tường bằng đất với mái lợp ngói âm dương, nền và bậc cửa lát đá xanh. Cửa ra vào và trần được làm bằng gỗ tấm, trước cửa nhà có treo nhiều câu đối viết trên giấy đỏ. Các ngôi nhà ở khu phố cổ Đồng Văn thường có kiến trúc theo kiểu chữ tam với ba ngôi nhà nối tiếp nhau, lối đi giữa các nhà có mái che tránh mưa nắng. Cả phố đều quay về hướng Nam nên mùa đông ấm áp còn mùa hè thì lại rất mát mẻ. Bên cạnh sự phát triển của kiến trúc hiện đại đang thay đổi từng ngày, những bức tường đất, những chiếc cầu thang, hàng lan can gỗ đã ngả màu, những ngôi nhà lợp mái ngói âm dương…tất cả như đang thách thức với thời gian. Đặc trưng nữa dễ nhận thấy ở đây là trước cửa nhà có đèn lồng treo cao để thắp lên khi đêm xuống, xua đi cái lạnh buốt khắc nghiệt của Cao nguyên đá.


Bức tranh về khu phố cố được thể hiện trên nhiều gam màu, thay đổi theo từng cung bậc thời gian trong một ngày. Buổi sáng, bức tranh độc đáo ấy được pha trộn tài tình bởi hai tông màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ. Không gian im lìm trong sương sớm như được đánh thức bởi ánh sáng, âm thanh náo nhiệt và những sắc màu rực rỡ trong trang phục của đồng bào người Mông, Hoa, Ráy, Tày, Nùng, … Khi trời đất ngả chiều, sự yên bình cố hữu lại bao trùm khu phố cổ giữa lòng cao nguyên đá. Đêm đến, trong ánh sáng lờ mờ từ những chiếc đèn dầu, đâu đó lại phát ra âm thanh quen thuộc của tiếng kèn môi của các chàng trai Mông gọi bạn tình.Vào những đêm cuối tuần, không gian trong các quán chợ lại rộn ràng hơn với những bài hát dân ca, điệu múa giao duyên của các chàng trai, cô gái từ các bản tập trung về đây. Đến mảnh đất này vào những ngày tháng 10, tháng 11, du khách tour du lịch Hà Giang sẽ được cảm nhận sự chuyển giao 4 mùa trong một ngày. Hà Giang quyến rũ lòng người không chỉ bởi cảnh sắc mà còn vì sự trong lành và yên bình mà nơi đây mang lại. Cái tiết trời se lạnh vào buổi tối tháng 10 khiến những cái ôm của các cặp đôi thêm siết chặt nhưng không vì thế mà những người “ một mình” lại cảm thấy cô đơn. Được nhâm nhi cốc cà phê nóng hổi nghi ngút khói tại phố cổ, cảm nhận được cái tĩnh lặng trong không gian, hít hà không khí trong lành nơi đây, bạn tìm được cho mình sự thảnh thơi, bình yên đến lạ trong tâm hồn.

Vào tháng 3 ngày 14, 15 và 16 âm lịch, khi những “đêm phố cổ” đến, các ngôi nhà trong phố cổ đồng loạt treo đèn lồng đỏ, trưng bày các sản phẩm truyền thống như thổ cẩm, trình diễn văn hóa văn nghệ, bán và thưởng thức bát thắng cố, uống rượu ngô và cùng trò chuyện với kì vọng thu hút khách di lịch giống như cách người Hội An đã làm. Các hoạt động cứ thế diễn ra, vừa quen vừa lạ, nhưng rất độc đáo, tạo thêm một điểm nhấn cho khu phố cổ Đồng Văn.

Nằm trên địa bàn hai thôn Quyết Tiến và Đồng Tâm, phố cổ Đồng Văn có khoảng 40 ngôi nhà cổ loại trên dưới 100 tuổi nằm xếp vào nhau dưới núi đá. Những dãy cột đá lớn được trạm trổ khá lạ mắt, vững chãi và rộng lớn, có kết cấu hình chữ U, tạo nên một khu chợ rộng rãi giữa vùng dân cư.


Khu chợ Đồng Văn không chỉ là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc trong vùng, mà hơn thế nữa, vào các phiên chợ, nơi đây như đang tổ chức lễ hội. Chợ phiên Đồng văn họp vào các Chủ Nhật hàng tuần. Vì vậy mà cứ các tối thứ 7 trước phiên chợ, từng đôi trai gái người Mông, Dao, Giấy... lại đưa nhau về đây dạo chơi, thổi khèn uống rượu và hát múa; vào mùa đông khí hậu khắc nghiệt, từng nhóm thanh niên đốt lửa và quây quần bến đống lửa. Nét giao thoa tinh tế, độc đáo của kiến trúc Việt – Hoa được xây dựng trong khoảng từ những năm 1925 – 1928, khu chợ Đồng Văn như một nét vẽ đẹp và ấn tượng trong lòng cao nguyên.Với nét đặc trưng vốn có, những nét đẹp trong nền văn hóa truyền thống đa sắc màu, kiến trúc của người dân phố cổ Đồng Văn đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng và độc đáo trên vùng Công viên địa chất – cao nguyên đá Đồng Văn.

Nếu bạn muốn rời xa những bon chen, bộn bề của cuộc sống nơi thủ đô, hãy đến đây, thả hồn vào hoa, gió, núi rừng…bạn sẽ thấy yên bình và hạnh phúc đến lạ, một cảm giác mà bạn không tìm ở đâu có được!

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Phong cảnh thiên nhiên hữu tình của Hòn Chồng

Quần thể bài đá Hòn Chồng, bao gồm những tảng đá lớn nằm chồng lên nhau tự bao đời nay. Từ lâu, bãi đá này trở thành một địa điểm khá hút khách của thành phố Nha Trang. Tới đây du khách có thể cảm nhận bãi đá Hòn Chồng như là nơi giao nhau giữa núi và biển. Bởi chỉ vài bước chân du khách có thể chạm đến mặt biển hoặc ngay chân đồi. Đến đây du khách du lịch Nha Trang 3 ngày còn được nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về sự tích bãi đá này giữa một phong cảnh thiên nhiên hữu tình. 

Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi La-san, có thể được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn. 


Quần thể những khối đá lớn nhỏ khác nhau, nhiều tầng, nhiều lớp, những hình thù kì lạ, cứ xếp chồng lên nhau mà chẳng hề có một vật dụng kết dính gì cả. Đá cứ như thế chồng lên từ cao xuống thấp giống như có một bàn tay khổng lồ nào đó sắp đặt. Lạ lẵm một điều là những khối đá lớn cứ chồng lên nhau chênh vênh, mặt dù sóng cứ vỗ nhưng chẳng thể nào lung lay được chúng.

Có những tảng đá nằm kẹt chính giữa cứ như từ trên cao rơi xuống, một phần tạo nên sự huyền diệu, kì thú một phần để giữ thăng bằng cho 2 tảng đá lớn 2 bên. Nước biển tại khu vực này cực kì trong, mát lạnh, đứng ở đây ngắm bình minh thì thật là tuyệt vời. 

Hòn chồng lạ nhất là hình ảnh tảng đá hằn sâu 5 ngón tay khổng lồ, nằm trên khối đá lớn như ngôi nhà gác, trên mỏm cao nhất. Vì vậy mà tương truyền tai nhau những sự tích bí ẩn chưa nhà khoa học, nhà thám hiểm nào có thể giải thích được hiện tượng kì lạ này. 

Có rất nhiều sự tích bí ẩn xoay quanh hòn chồng mà những con người đã sống ở đây bao đời kể lại, ông bà ta kể lại và truyền tai nhau. Vì vậy chưa ai biết được câu chuyện nào là thật, câu chuyện nào được thêu dệt. Tuy nhiên, chỉ việc những hòn đá sừng sững trước mưa gió, chẳng hề lay động khi sóng biển hàng ngày xô bờ hay việc bàn tay khổng lồ xuất hiện trên phiến đá cũng đã làm cho chúng ta nôn nao và muốn nghe ngay tức thì. 

Người dân xứ biển thường truyền nhau câu chuyện về sự tích Hòn Chồng - Hòn Vợ rằng: Xưa kia nơi đây là những vách đá cheo leo, dựng đứng và hiểm trở. Trong một ngày giông bão, một con thuyền từ khơi xa của đôi vợ chồng trẻ bị sóng to gió lớn đánh trôi dạt vào bờ, thuyền đụng vào vách đá mà vỡ tung. Vì sóng lớn quá mà người vợ đã bị cuốn ra xa, người chồng hốt hoảng bèn nhảy xuống biển lao ra để cứu vợ. Thế nhưng sức mạnh con người sao có thể cản lại thiên nhiên, một tay dìu vợ, một tay anh cố bám vào vách đá. Vốn dĩ vách đã không vững nên khi anh cố gắng bám lấy đã làm vách đá đổ ào xuống biển và nhấn chìm cả đôi vợ chồng trẻ bất hạnh này. Vì tình yêu cao cả ấy mà nơi đây đã có cái tên hòn chồng - hòn vợ, đặc biệt hơn là dấu tay đã hằn sâu lên tảng đá mà người chồng đã để lại. 

Dấu tay huyền bí ấy còn được người dân tương truyền bởi người khổng lồ để lại, ông đã ngồi câu cá tại nơi đây, bỗng chốc cá khổng lồ cắn câu và lôi ông đi. Để câu được cá, ông phải tì vào tảng đá vì vậy mà dấu tay đã ấn vào đá tạo thành hình cho đến bây giờ. 


Lại có một sự tích khác cho rằng có một chàng trai làm nghề đánh cá. Một hôm, đang buông lưới trên biển bỗng gặp một bầy tiên nữ đang nô đùa trên bãi biển, chàng trai bèn nấp vào tảng đá phía sau rình xem. Bị các tiên nữ phát hiện, chàng trai rơi xuống biển. Trên một phiến đá to còn có một hình thù giống hình bàn tay, tương truyền là dấu vết bàn tay của chàng trai bám vào lúc rơi xuống. 

Người dân nơi đây còn kể rằng, trên bãi đá có hòn đá giống hình thù một người đang ngồi nhìn về hướng núi Cô Tiên. Tương truyền đó là nàng Tiên Út còn vương vấn cảnh đẹp nơi trần gian mà chưa muốn quay về thiên giới nên đã hóa thành ngọn núi. Những dãy núi này ngày nay được phát triển du lịch với tên gọi Bãi Tiên. 

Đi giữa bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có chẹt một hòn đá lớn như cái cổng qua một cụm đá khác. Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn. 

Có nhiều dị bản gắn với bãi đá và dấu vết trên phiến đá. Song đó dường như là điều kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Khu vực bãi đá Hòn Chồng mang nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Nha Trang, nhưng mới chỉ được đưa vào khai thác gần đây. Quần thể bãi đá Hòn Chồng núi Cô Tiên trở thành địa điểm du lịch giàu tính nhân văn của thành phố biển Nha Trang. 

Đứng trên Hòn chồng phóng tầm mắt hướng ra xa đó là Hòn Yến, phía bên phải là cảng cầu đá, Hòn Tre - nơi có Vinpearlland nổi tiếng và vịnh biển Nha Trang thơ mộng. Khuất sau đồi Lasan, lùi ra biển là bến cá Cù Lao. Phía bên kia sẽ là ngọn núi cô tiên, nhìn kĩ y hệt cô tiên đang nằm. 


Hay đứng tại Hòn Chồng sẽ thấy được rõ nét Hòn Đỏ, đó là một đảo nhỏ gần bờ, nơi đó có chùa mà dân tình hay gọi là chùa hòn đỏ. Bạn có thể dạo bộ ngay con đường tại Hòn chồng, có một ngõ đi lên đồi Lasan, sẽ có quán cafe hòn chồng rất mát, lộng gió, ngồi ngắm cảnh thì tuyệt vời. Vì vậy mà cafe hòn chồng thu hút rất đông du khách tour đi Nha Trang 4 ngày 3 đêm đến tham quan và thưởng thức. 

Lên vài bước chân nữa sẽ là ngôi nhà cổ hay gọi là Hội Quán Vịnh Nha Trang, nơi đây trưng bày rất nhiều ảnh về hòn chồng cũng như nhiều thắng cảnh nổi tiếng tại Nha Trang. 

Mực nước đi ra hòn chồng khá thấp, bạn có thể lội bộ ra nếu men theo con đường đá bên dưới hoặc lội nước. Hoặc bạn có thể lên Hội Quán gửi xe mua vé để tham quan Hội Quán và hòn chồng. 

Hơn nữa những ngày mà thuỷ triều xuống thì bạn cũng chẳng cần sợ ướt người khi ra tham quan hòn chồng. Bên cạnh đó bạn có thể bắt ốc, bắt cua thoả thích, ngồi an yên câu cá trên mỏm đá hòn chồng cũng là điều cực kì thích thú nhé..

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Chùa Chén Kiểu - Điểm du lịch hấp dẫn khi đến Sóc Trăng

Chùa Sà Lôn, một trong những ngôi cổ tự có nét kiến trúc độc đáo, tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu.

      Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun, để dễ phát âm nên từ Sro Loun được đọc chại thành Sà Lôn. Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong – là tên của 1 con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa.


      Năm 1815, chùa được dựng nên bằng cây lá như những ngôi chùa khác. Trong thời gian chiến tranh, dưới sức tàn phá của bom đạn, ngôi chánh điện của chùa bị hư hại nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh,... Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được du khách du lịch miền Tây Nam Bộ biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”.

     Chung quanh chùa là tường rào trang trí hình tượng tiên nữ Apsara đang múa, tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng. Hai bên cổng vào có 2 tượng sư tử đá, mặt hướng ra quốc lộ. Phía trên là 3 ngôi tháp được chạm khắc, trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ. Dọc lối vào chùa là 2 hàng tượng thần Kâyno (kerno), đây là những bức tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara – tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng và thân hình chim thần Garuda – tượng trưng cho sức mạnh.

     Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, mái chánh điện chùa Chén Kiểu được xây dựng theo dạng tam cấp, tức là có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần lên trên. Nếp trên cùng có hình tam giác, trung tâm có đỉnh nhọn cao vút lên. Mái được trang trí hoa văn với màu sắc rất đẹp mắt. Phía trong gian chánh điện, cùng với không khí trang nghiêm, hòa quyện khói hương, du khách sẽ thấy khoảng 20 tượng Phật lớn nhỏ với nhiều tư thế tọa thiền khác nhau. Xung quang tường là những tranh vẽ kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca, từ khi người sinh ra cho đến khi đắc đạo.

     Giữa sân Chùa Chén Kiểu là cột cờ, với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu khá sinh động, nhằm nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa cho Đức Phật khi người tọa thiền. Rắn thần Nagar là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo Khmer. Người Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung, chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn Độ, vì thế Phật giáo Tiểu thừa là tôn giáo chính, chi phối đời sống tinh thần của họ. Chính vì vậy, họ chỉ thờ Phật Thích Ca, mà không thờ các vị Quan âm hay Bồ Tát khác. Hơn nữa, người Khmer tin rằng tổ tiên của họ là mẹ rắn, nên có tín ngưỡng thờ rắn và hình tượng rắn thường xuất hiện trong chùa.


     Phía sau chùa là Khu vườn Phật Thích Ca giảng đạo và nhập Niết bàn. Đây là quần thể kiến trúc gồm nhiều tượng Phật lớn nhỏ, mô phỏng khá sinh động quá trình ra đời, đi tìm chân lý, giác ngộ cho đến khi nhập cõi Niết bàn của đức Phật Thích Ca.

     Đến với chùa Chén Kiểu, ngoài việc ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của chùa, tìm hiểu văn hóa người Khmer, du khách tour du lịch miền Tây giá rẻ còn có thể chiêm ngưỡng một phần gia sản của công tử Bạc Liêu - người nổi tiếng một thời của vùng lục tỉnh, đó là chiếc tủ cẩn xà cừ, bộ Trường kỷ cùng 02 chiếc giường ngủ mùa đông và mùa hè, được nhà chùa mua lại vào năm 1947, với giá lúc bấy giờ là trên 2.000 giạ lúa. Số đồ này được xem là những món đồ cổ quý giá, được làm từ loại gỗ tốt, cẩn xà cừ và chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ. Có người đã trả giá khá cao để mua số đồ này nhưng chùa không bán.

     Giờ đây, chùa Chén Kiểu là 1 trong 18 điểm đến du lịch, mà du khách đừng nên bỏ lỡ khi có dịp về Sóc Trăng.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Khám phá biển trời trong xanh thơ mộng của đảo Cát Bà

Sau gần một tiếng dập dềnh trên biển, Cát Bà hiện ra xinh xắn như một viên ngọc quý giữa biển khơi. Một quần đảo thuộc tỉnh Hải Phòng - một nơi có núi rừng, sông suối, và có đầy đủ các khu vui chơi đúng như một thiên đường vui chơi giữa biển trời mênh mông.

Cát Bà đẹp, nhộn nhịp và đông vui. Có núi có rừng, có sông có biển, có suối chảy róc rách, có thung lũng sâu thẳm và các hang động đẹp kì ảo. Rồi những nhà hàng, khách sạn nằm san sát, dựa lưng vào núi hướng ra phía biển hay là những nhà hàng nổi trên mặt biển thật độc đáo. Xa xa những con thuyền đi lại tấp nập chở khách du lịch tour đi Cát Bà 3 ngày 2 đêm và những sản phẩm, tôm cua, cá vào bờ.


Ngày ở Cát Bà thật thú vị, không khí mát mẻ trong lành, nắng vàng rực rỡ trải dài trên khắp nẻo. Buổi sáng đẹp trời du khách có thể đi trên đường xuyên đảo dài 27 km, khi đó sẽ đi qua vườn quốc gia Cát Bà, rừng nguyên sinh với nhiều loại động thực vật quý hiếm. May mắn du khách có thể nhìn tận mắt chú vọc đầu trắng rất hiếm trên thế giới nay chỉ còn lại ở Việt Nam hay là chạm tay vào cây gỗ quý kim giao. Du khách có thể vào động Trung Trang, một động đẹp nổi tiếng ở Cát Bà với những nhũ đá thiên nhiên kì bí đẹp mê hồn hay vào động Hùng Sơn chứa cả một bệnh viện trong chiến tranh và hiểu thêm về những chiến công, lòng dũng cảm của nhân dân Cát Bà trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Hành trình thêm hấp dẫn khi du khách ghé qua động Phù Long làm say đắm bao lòng người. Hơi ẩm của nước tạo ra những làn khói mờ mờ ảo ảo như trên trời, rồi vô số những núi vàng, núi bạc.

Ở Cát Bà còn có nhiều địa điểm nổi tiếng như Vịnh Lan Hạ. Để ra vịnh du khách phải thuê thuyền du lịch, và chỉ sau hơn mấy phút là đến nơi. Cảnh trí nơi đây đẹp như bức tranh thủy mặc, được chấm phá bởi những đường cong uốn lượn đủ muôn hình. Thiên nhiên nơi đây vẫn còn đậm chất hoang sơ kỳ bí, chia cắt ra nhiều vịnh nhỏ, những ngọn núi cao với muôn dáng hình: hòn Dơi, hòn Guốc, áng Vẹm… và vẫn có nhiều nơi con người chưa khám phá hết. Ở đây còn có nhiều bãi tắm đẹp và những rặng san hô nhiều màu sắc và những cơ sở nuôi ngọc trai, nuôi cá rất quy mô, cung cấp và phục vụ cho du khách tour đi Cát Bà.


Buổi chiều du khách cũng có thể hòa mình trong những dòng người đông nghịt trên các bãi tắm: Cát Cò, Cát Tiên, Cát Ông… Biển ở đây trong xanh, đẹp đến mê hồn, trải dài những bãi cát trắng mịn màng nhưng đầy kín đáo yên tĩnh, không có sóng lớn. Du khách có thể tắm hay là chơi đùa trên cát hoặc là phơi mình trên cát đón hoàng hôn, ngắm mặt trời lặn. Nếu không du khách có thể đạp xe trên những con đường đầy thơ mộng.

Đêm đến không gian Cát Bà thật bao la, sóng biển rì rào, gió thổi vi vu và rực rỡ ánh đèn. Còn gì thích hơn khi được thưởng thức những món ăn đặc sản ngon nổi tiếng ở Cát Bà như là tu hài, sam rôti, vẹm xanh… cùng nhâm chi chút rượu trong men nồng và nhìn ra phía biển.