Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Đình Trà Cổ - Mái đình Việt nơi địa đầu Tổ Quốc

Đình Trà Cổ được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 của đời Hậu Lê 1461 trên vùng đất phía Nam phường Trà Cổ thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây xưa kia người dân sống bằng nghề chài lưới, cuộc sống của họ gắn liền với sóng với gió.

Mặc dù được xây dựng tại vùng biên giới giáp với Trung Quốc nhưng đình Trà Cổ hoàn toàn mang phong cách kiến trúc Việt Nam, mang đậm chất văn hóa của người Việt, không hề lai căng pha tạp đồng hóa với kiến trúc Trung Hoa, điều này càng khẳng định rằng cha ông ta ngày xưa đã rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc.


Những câu chuyện linh thiêng về chùa Bà Đanh

Đình Trà Cổ như một cột mốc khẳng định chủ quyền Văn Hóa của Việt Nam. Trải qua gần sáu trăm năm thăng trầm của đất nước, không ít cơn binh lửa can qua nhưng đình vẫn giữ nguyên dáng vẻ và phong cách như xưa. 

Mặt bằng đình theo kiểu chữ Đinh, tiền đường gồm 5 gian, 2 trái, hậu cung có 3 gian. Mái đình hơi võng, lợp ngói mũi giống như những ngôi đình của các làng quê đồng bằng sông Hồng. Đình gồm 48 cột lim đặt trên tảng kê bằng đá xanh.

Cột cái cao 4,65 mét, chu vi cột 1,63 mét. Đình còn có 2 cột bằng đá nguyên khối cao hơn 2 mét. Trong đình có nhiều bức cửa võng trạm trổ tinh xảo được sơn son thếp vàng. Những hình ảnh cách điệu về Tứ Linh, về thần tiên, về con người...

Trong hậu cung có bức trạm bông sen vàng, ở giữa giải hoa văn ô vuông. Trước hậu cung có bức y môn bằng lụa điều thêu hình rồng phượng, đôi chim hạc cao 1,5 mét.

Đình có hai bức hoành phi lớn sơn son thếp vàng: Ghi dòng chữ: Địa cửu Thiên trường (Đất vững, Trời dài) và : Nam Sơn tịnh thọ (Nước Nam bền vững).Đầu Đao của đình uốn cong vươn lên như những đầu đao của những ngôi đình ở đồng bắng bác bộ. Đẩu Bẩy được làm bằng những thân lim lớn, trạm trổ hình đấu rồng tinh xảo, rất đặc biệt là các bức trạm trổ không hề giống nhau,


Nét đẹp lễ hội đền Trần 2017

Sàn đình làm bằng gỗ, cao 0,4 mét, bưng kín bằng những bức trạm trổ. Nhiều kết cấu mái đều được cách điệu và trạm trổ tinh xảo. Liên kết hệ khung dầm và vách ngăn đều bằng gỗ lim có kích thước lớn. Trong đình hiện còn lưu giữ được những hiện vật cổ rất có giá trị.  

Đình thờ 6 vị Thành Hoàng làng đã có công lập nên xã Trà Cổ xưa. Truyền rằng Trà Cổ tổ Đồ Sơn - Những người dân Đồ Sơn xưa đã đến nơi này - Họ là những ngư dân, là những người lính ra trấn giữ mảnh đất này của Tổ quốc và ở lại sinh cơ lập nghiệp lập nên làng chài Trà Cổ. Hàng ngàn năm qua đi, người dân Trà Cổ vẫn còn giữ nguyên nền nếp của người dân vùng biển Đồ Sơn. Có nhiều người dân Trà Cổ đã xa rời quê hương đi định cư ở nước ngoài nhưng vẫn luôn nhớ về cội nguồn đất Việt. Họ vẫn luôn nhớ về mái đình Việt nơi địa đầu Tổ quốc.

Quan Lạn - Viên ngọc quý của du lịch Vân Đồn

Quan Lạn là một vùng đất có bề dày lịch sử. Nơi đây còn âm vang trận thuỷ chiến tại sông Mang, quân dân Vân Đồn dưới sự chỉ đạo của danh tướng đời nhà Trần: Nhân Huệ \/ương Trần Khánh Dư tiêu diệt trên trăm chiến thuyền cùng với trên 70 vạn hộc lương, khí giới của triều đình nhà Nguyên vào năm 1288. 



Quan Lạn hiện có nhiều di tích được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, như: Đình Quan Lạn, chùa Quan Lạn, đền thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, ba ngôi miếu thờ ba anh em họ Phạm người Quan Lạn đã anh dũng hy sinh trong trận thuỷ chiến năm 1288. Cách trung tâm xã 2km là trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn (Cái Làng). Trung tâm thương cảng còn một giếng cổ có tuổi đời hàng ngàn năm, đó là giếng Hệu. Có câu ca dao mà trẻ, già, trai, gái người Quan Lạn ai ai cũng thuộc:

“Khi đi tóc chấm ngang vai
Về tắm giếng Hệu tóc dài ngang lưng...”

Từ thương cảng, du khách có thể ra ngắm cảnh ở bãi biển Ông Thiên Lôi, bãi biển Chân Tiên, bãi Công Chúa v.v.. Hay đi vào khu rừng phi lao rợp bóng mát. Với những du khách thích tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên thì Quan Lạn chắc chắn là điểm dừng chân lý tưởng, với ba bãi cát trắng mịn có chiều dài trên 2km thoai thoải ra biển. Làn nước trong xanh tạo nên những bãi tắm đẹp, môi trường sạch, nằm dưới cánh rừng phi lao, rừng châm còn rất hoang sơ: Đó là bãi tắm Quan Lạn - Bãi tắm Sơn Hào I, Sơn Hào II tạo cho Quan Lạn một vị thế phát triển du lịch chào đón du khách trong và ngoài nước.


Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngỡ ngàng của Ngũ Động Thi Sơn

Từ năm 2003, Quan Lạn đã phát triển nhiều nhà nghỉ tiện nghi phục vụ khách. Về ẩm thực, Quan Lạn lại càng dồi dào: Ngao, sò, ngán, ốc, con móng chân v.v.. Mùa du lịch cũng là mùa khai thác bào ngư, hải sâm, cầu gai, cua, ghẹ, tôm biển, sá sùng... Những năm gần đây Quan Lạn còn phát triển nuôi cá lồng bè, nuôi tu hài, do vậy hải sản đã dồi dào lại dồi dào hơn...

Có thể nói Quan Lạn chính là “hòn ngọc” ở vùng biển đảo Vân Đồn với rất nhiều tiềm năng để trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Nghệ thuật kiến trúc tinh xảo của chùa Xuân Lan

Chùa Xuân Lan thuộc thôn Trung, xã Hải Xuân, huyện Hải Ninh, cách biên giới Việt Trung khoảng 3 km, cách thị xã Móng Cái 2 km.

Chùa Xuân Lan được xây dựng từ bao giờ không ai rõ. Điều đặc biệt lưu ý là, đến nay chùa còn lưu giữ được một số tượng Phật rất lớn (trong đó có 5 pho tượng thời Lê). Ngoài hệ thống tượng Phật, chùa còn lưu giữ được một số mảng chạm khắc gỗ với những đường nét tinh vi sắc sảo mang phong cách thời Lê. Qua đây, có thể khẳng định rằng, ngôi chùa được xây dựng từ cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn, cách ngày nay khoảng trên ba thế kỷ.   


Khám phá vẻ đẹp động Thiên Hà Thung Nham 2017

Xuất phát từ ý niệm của người dân nông nghiệp trong vùng, ngôi chùa là trung tâm văn hoá của làng, hầu hết mọi sinh hoạt có tính chất xã hội của cộng đồng đều được diễn ra ở chùa. Mặt khác, do nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người dân trong vùng ngày càng cao nên nhân dân đã đóng góp công của để xây dựng lên ngôi chùa này và nó đã được lưu giữ như hiện nay.

Chùa Xuân Lan tọa lạc trên một mô đất cao, phía trước chùa là một hồ nước hình bán nguyệt và con sông Ca Long uốn lượn trước cửa chùa rồi chạy thẳng ra Mũi Ngọc. Theo các cụ già trong làng thì chùa được xây dựng trên trán con rồng và mắt rồng là ao trước cửa chùa. Đây là mảnh đất cao ráo, thoáng đãng. Dòng sông Ca Long bắt nguồn từ Trung Quốc chảy thẳng vào cửa chùa rồi ngưng lại uốn khúc ở đó để tụ lại nguồn khí thiêng nơi địa đầu của Tổ quốc. Bởi thế mà từ rất lâu đời, ngôi chùa đã đi sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây một điều gì đó rất linh thiêng và gắn bó. Đến nay, chùa vẫn còn gìn giữ gần như nguyên vẹn.

Chùa Xuân Lan quay hướng nam, hướng bắc giáp trường học, phía tây giáp đài tưởng niệm, phía đông giáp đường Quốc lộ.

Lối đi vào chùa là các bậc thềm, trước kia được ghép bằng các khối đá xanh, trải qua thời gian và chiến tranh, nên đã bị huỷ hoại phần nào. Hiện tại các bậc thềm này được làm xen kẽ với gạch nung. Tiếp theo là sân chùa được lát bằng một lớp vữa xi măng, xung quanh bó gạch tạo nên một không gian thoáng mát trước cửa chùa.

Chùa bố cục mặt bằng hình chữ đinh, toà tiền đường gồm 5 gian bịt đốc, nối liền với hậu cung 3 gian 2 chái tạo thành. Phía trước hai bên chùa là nhà Tổ và nhà Mẫu. Ngoài ra, chùa còn có nhiều kiến trúc phụ khác như: nhà sắp lễ, bếp, giếng... Hầu hết các công trình được xây dựng bằng một loại gạch xanh hết sức đặc biệt: gạch xanh được đóng bằng đất bãi ven sông, sau đó xếp vào lò và chất củi đốt xung quanh, đến khi gạch chín, người làm gạch lại chất vào hầm hun khói tới khi gạch chuyển màu xanh là được. Viên gạch có kích cỡ dài 30cm, rộng 18cm và dày 6cm.


Náo nhiệt lễ hội đền Cô Chín 2017

Chùa Xuân Lan chủ yếu được xây dựng bằng các cấu kiện đá xanh. Các bậc lên chùa bằng đá xanh, các cột, xà ngang bằng đá. Và đặc biệt chùa vẫn còn lưu giữ một pho tượng đá. Chất liệu đá làm nên những cấu kiện này là những phiến đá có kích cỡ lớn, được đem từ núi Tổ Chim về (núi Tổ Chim là một đảo đá lớn nằm ở phía ngoài phường Trà Cổ, giáp biên giới Việt Trung).

Những nét chạm khắc ở các cấu kiện này hết sức tinh xảo, các mộng đá, gỗ được ghép vào nhau rất khít, tạo thế vững chãi, bền chắc cho ngôi chùa.

Ngoài nghệ thuật kiến trúc đá, chùa Xuân Lan còn lưu giữ được những mảng chạm khắc gỗ có giá trị. Đặc biệt là các mảng chạm khắc ở vì kèo, đầu dư, đầu bảy, bức cốn... được các nghệ nhân thời trước chạm trổ kênh bong với những hình long, ly, quy, phượng và các hoa văn khác với những đường nét tinh vi, sắc sảo và mềm mại, mang vẻ đẹp thâm nghiêm cả về tạo hình và tâm linh.

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp của động Tam Cung

 Động Tam Cung nằm trên đảo Mây Đèn - một hòn đảo nằm gần như tách biệt với các đảo khác. Hòn Mây Đèn vách đá dựng đứng chênh vênh, rừng cây xanh tốt.


Những tour du lịch lễ hội hấp dẫn nhất 2017

Ở cả ba ngăn động, nhũ đá tạo ra những hình thù tự nhiên sống động như tiên ông với chòm râu bạc phơ, ba ông tam đa trầm mặc, nụ hoa quỳnh trắng muốt, rồi nào là hình sư tử, hải cẩu, tượng thuỷ thần...

Vào ngăn thứ nhất, bất chợt ta dừng bước lặng nghe đâu đó vang lại những âm thanh như tiếng đàn T’rưng hoặc đàn đá thánh thót. Chưa hết ngạc nhiên, du khách bỗng gặp một "ông tiên" đang chống gậy leo núi, chòm râu trắng phơ bay trong gió. Và đây nữa, ba "ông tam đa" đang đứng trầm mặc trên vách động nhìn cảnh trần xuôi ngược. Từ trần động một nhũ đá giống hệt nụ hoa quỳnh trắng muốt đang chúm chím nở giữa rừng hoa nhũ đá.

Từ ngăn thứ nhất đến ngăn thứ hai qua một khe cửa nhỏ, bước đi gập ghềnh, nơi đây như là một bảo tàng tự nhiên sống động, nào là sư tử đá, hải cẩu, tượng thuỷ thần... Và chính giữa ngăn thứ hai là một dòng suối tiên quanh năm nước ngọt tràn trề, hai bên vách động là những bức rèm đá buông rủ từ trần xuống thướt tha, tất cả dường như đang lay động. 



Đến ngăn trong cùng du khách sẽ được xem một bức phù điêu hoành tráng trên đó chạm trổ những hình thù kỳ dị nhưng lại rất công phu, tầng tầng lớp lớp trong một chỉnh thể chung cân đối, hài hoà, những bông hoa, gậy trúc xinh xắn, những bức rèm đá tự nhiên, những chú voi hiền từ đang ngủ...