Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Hành trình khám phá Đà Lạt Phan Thiết


Vừa lên rừng vừa xuống biển, tận hưởng cái se lạnh rồi đắm mình trong biển cả mát rượi chỉ trong 3 ngày với hành trình Đà Lạt – Phan Thiết cùng GSV Travel.

Phương tiện di chuyển

Phương tiện tốt nhất là xe khách chất lượng cao giường nằm hoặc ghế ngồi mềm. Giá vé một số tuyến như Sài Gòn – Đà Lạt có lộ trình khoảng 306 km với giá vé xe khách từ 150.000 đồng đến 260.000 đồng/lượt; tuyến Sài Gòn – Phan Thiết có lộ trình khoảng 208 km với giá vé từ 100.000 đồng đến 220.000 đồng/lượt; tuyến Đà Lạt – Phan Thiết khoảng 198 km với giá vé từ 119.000 đồng đến 170.000 đồng/lượt.
Đà Lạt – thành phố mộng mơ – luôn là cái tên được săn đón nhiều nhất. Ảnh: Hoàng Thương

Nếu đi tự túc, du khách du lịch Đà Lạt có thể từ Đà Lạt đến Phan Thiết bằng cung đường mới Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) đến Lương Sơn (tỉnh Bình Thuận), ngang qua nhà máy thủy điện Đại Ninh.

Muốn rút ngắn thời gian di chuyển, bạn có thể từ Sài Gòn chọn đi xe lửa đến thẳng Phan Thiết với vé từ 151.000 đồng/lượt hoặc đáp chuyến bay tới Đà Lạt với giá vé từ 630.000 đồng/lượt. Tại hai điểm đến đều có dịch vụ cho thuê xe máy.

Lưu trú

Các khách sạn giá rẻ ở Đà Lạt tập trung gần chợ, có thể kể đến như khách sạn Dạ Lan, Tâm Dung 1, Hồng Hải… Ở trung tâm thành phố Phan Thiết hay xung quanh các bãi biển đều không thiếu khách sạn, nhà nghỉ, resort, dọc đường Nguyễn Đình Chiểu, từ 3 sao tới 5 sao như Hồng Hải, Trường Thịnh, Hoàng Ngọc, Sài Gòn – Phan Thiết, Blueocean, Anantara, Mia…

Gợi ý lịch trình

Ngày 1: Khám phá thành phố mộng mơ Đà Lạt

Du lịch Đà Lạt

Khung cảnh lãng mạn cùng khí hậu mát mẻ của thành phố tình yêu sẽ cho bạn những ngày nghỉ thư thả yên bình. Đến thành phố ngàn hoa dịp đầu năm, không thể không ghé qua Làng hoa Vạn Thành, Thung Lũng Tình Yêu hay Vườn hoa Đà Lạt để chiêm ngưỡng những đóa hoa rực rỡ hương sắc.

Ở Đà Lạt có nhiều công trình kiến trúc ấn tượng như Ga Đà Lạt, nhà ga cổ nhất Đông Dương với kiến trúc đặc sắc cùng ba mái hình chóp độc đáo; Dinh III của vua Bảo Đại ghi dấu một giai đoạn lịch sử; Nhà thờ Con Gà lớn nhất Đà Lạt có dấu ấn kiến trúc thời Trung Cổ; Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt có dãy giảng đường hình vòng cung phá cách… Đến những nơi này, bạn sẽ có được những bức ảnh độc đáo lưu lại kỷ niệm của chuyến đi.

Làng Cù Lần đẹp tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Nếu du khách tour du lịch Đà Lạt đã quá quen thuộc với những địa danh, thắng cảnh trong thành phố có thể ra ngoại thành vi vu tìm những cái mới. Cách thành phố Đà Lạt chừng 20 km, làng Cù Lần nằm lọt thỏm giữa rừng xanh bạt ngàn dưới chân núi Langbiang mang vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ với những ngôi nhà sàn truyền thống. Nơi đây sẽ cho bạn trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như leo núi, băng rừng, thả diều, bắt cá, ngồi xe Jeep vượt địa hình. Bên cạnh đó, Thác Voi hay bảy tầng thác Datanla với dòng nước cuồn cuộn tung bọt trắng xóa là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu cảm giác phiêu lưu.

Buổi tối, bạn có thể ngồi nhâm nhi cà phê ngắm phố núi về đêm, tản bộ ở Hồ Xuân Hương, dạo chợ đêm náo nhiệt và thưởng thức vô vàn những món ngon nóng hổi để làm ấm bụng những ngày đông giá lạnh.

Ngày 2: Đà Lạt – Phan Thiết

Buổi sáng bạn có thể đến Chợ Đà Lạt mua đặc sản về làm quà hoặc đi hái dâu ở vườn dâu treo Biofresh trong khu du lịch Hồ Than Thở rồi khởi hành đi Phan Thiết.

Tại trung tâm TP Phan Thiết có những điểm tham quan thú vị mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Bảo tàng Hồ Chí Minh hay trường Dục Thanh, nơi Bác từng dạy học trước khi vào Sài Gòn. Sau gần thế kỷ mà ngôi trường vẫn gần như còn nguyên vẹn và lưu giữ những kỷ vật mang tính lịch sử quan trọng.
Đến Dinh Vạn Thủy Tú để tìm hiểu về lăng cá Ông.

Bên cạnh đó còn có dinh Vạn Thủy Tú trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng thờ thần Nam Hải. Tại đây có bộ cốt cá Ông dài 22 m, nặng 65 tấn, được đánh giá là lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Lầu Ông Hoàng, chốn hò hẹn của nhà thơ Hàn Mạc Tử và Mộng Cầm, là một địa điểm khác để bạn dừng chân khám phá. Tháp Chàm Poshanư nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hải, cách trung tâm Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc mang nét uy nghiêm và kỳ bí của phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa, cũng là một địa danh nên ghé thăm.

Bạn có thể đi tắm biển ở Bãi Rạng, bãi tắm đẹp nhất của TP Phan Thiết, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15 km về phía Bắc. Không chỉ được ngâm mình trong làn nước mát dưới những tán dừa xanh ngắt, bạn còn được thưởng thức món cá chuồn xanh nướng ngon tuyệt. Không chỉ có vậy, các bãi biển giờ đây còn sôi động với những trò như thả diều hay lướt ván diều, lướt ván bằng cano, lướt ván buồm.

Buổi tối du khách du lịch Nha Trang Đà Lạt có thể thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo của phố biển với những món hấp dẫn như răng mực, cá lồi… hoặc đặc sắc hơn là đi câu mực đêm để có một trải nghiệm dân dã thật khó quên.

Ngày 3: Phan Thiết – Hòn Rơm – Đồi Cát – Sài Gòn

Đón bình minh tại chợ Mũi Né, bạn sẽ cảm nhận được không khí của cuộc sống miền biển khi ngư dân hối hả đón những chiếc ghe đầy ắp hải sản tươi cập bến. Khung cảnh rộn ràng đó sẽ trở thành một phần đáng nhớ trong hành trình du lịch của bạn.

Sau đó bạn có thể đi Hòn Rơm ở ấp Long Sơn, phường Mũi Né. Đó cũng là nơi tắm biển lý tưởng. Gần Hòn Rơm là đồi cát Mũi Né đã làm mê mẩn bao nhiêu du khách. Trượt đồi cát có lẽ là hoạt động không du khách nào bỏ qua vì cảm giác nằm trên ván trượt lao từ trên cao xuống quả là vô cùng phấn khích. Chơi xong bạn có thể thưởng thức dừa ba nhát, bánh bột lọc Phan Thiết…
Suối Tiên được ví như chốn bồng lai tiên cảnh.

Cạnh Hòm Rơm là Suối Tiên, địa danh được ví như chốn bồng lai tiên cảnh. Đi bộ ở suối nước nhỏ này, bạn được chiêm ngưỡng thung lũng cát tuyệt đẹp, những đồi nhũ đá tự nhiên mang hình dáng kỳ lạ với hai màu đỏ trắng.

Cách Hòn Rơm 18 km, đi qua chợ Mũi Né, Đồi Hồng, chạy dọc bãi biển khoảng một tiếng đồng hồ, bạn vào tới Bàu Trắng thuộc địa phận thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Hồ nước ngọt này nằm lọt thỏm giữa những triền cát rộng mênh mông. Xa xa, nhấp nhô những ngọn đồi trọc, những cánh rừng xanh mướt tạo nên cảnh quan hết sức hữu tình.

Hành trình leo lên đồi cát rồi từ đó phóng tầm mắt xuống mặt hồ phẳng lặng tựa gương, lấp lánh ánh mặt trời, được điểm tô bởi những cánh sen hồng chen lẫn lá xanh sẽ khiến du khách ngỡ ngàng trước tuyệt tác của thiên nhiên. Hệ sinh thái ở đây rất phong phú với nhiều loại cá nước ngọt như: cá rô, cá lóc, cá trê, cá trắm cỏ… Du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm không chỉ mê mẩn trước vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc của Bàu Trắng mà còn thích thú khi được thuê thuyền của ngư dân để khám phá, dạo chơi, câu cá tại đây.

Ngày thứ ba, nếu bạn đã cảm thấy chán các địa danh đồi cát, Hòn Rơm có thể đổi lịch trình xuôi ra phía Bắc thành phố để khám phá vùng đất Cổ Thạch hoang sơ hay vi vu về phương nam, nơi có biển Lagi, Hải đăng Kê Gà để tham quan thưởng ngoạn những cảnh tượng rất đỗi yên bình, thân thương.
Đến Phan Thiết nhớ mua thanh long, hải sản khô, bánh rế làm quà. Ảnh: Xuân Lộc

Nếu du khách có cơ hội nghỉ nhiều hơn ba ngày, có thể tham khảo thêm lịch trình tham quan Ninh Thuận nắng gió hay về phố biển Vũng Tàu để thưởng thức hải sản,…

Quà mua về

Đặc sản Đà Lạt mà du khách thường mua về gồm dâu tây, mứt, hoa quả sấy khô, hồng giòn, trà atiso, cà phê. Đến Phan Thiết, bạn có thể mang hương vị của nước mắm, các loại khô, mực một nắng, bánh kẹp, bánh rế, thanh long về làm quà cho người thân.

Nguồn: Internet

Vẻ đẹp lung linh và huyền ảo của Đà Lạt


Những bức ảnh của các tay máy không chuyên và du khách tour du lịch Đà Lạt – một địa chỉ đã quá quen thuộc với nhiều du khách – khiến nhiều người Đà Lạt cũng “ngỡ ngàng”.


Trong những bức ảnh này, Đà Lạt hiện lên như một thiên đường bồng bềnh, hư ảo…

Và để có được những bức ảnh đẹp “hơn tranh vẽ” về Đà Lạt, các tay ảnh đã không quản đường xa, thức khuya dậy sớm theo chân những hướng dẫn viên (HDV) – cũng là những tay máy yêu thiên nhiên của các tour du lịch chụp ảnh (photo tour) – đến những điểm có góc nhìn đẹp, độc đáo nhất về Đà Lạt.

Đưa nhóm du khách đến từ TP.HCM rời trung tâm TP Đà Lạt đi săn ảnh đẹp khi thành phố này còn ngái ngủ trong không khí lạnh buốt, HDV Lại Thế Anh giải thích: “Hôm nay gió mạnh nên sương ít. Đi sớm để săn cảnh ráng trời đỏ rực khi mặt trời sắp lên”.

Thời điểm này, Đà Lạt được xem là mùa đẹp nhất với không khí lạnh, sương mù và nắng đượm màu vàng. Các loại hoa đua nhau nở, đặc biệt có hoa ban và mai anh đào.

Điểm đầu tiên được các tay máy chọn để chụp ảnh bình minh trên hồ Tuyền Lâm là đỉnh Pinhatt. Đường lên đỉnh Pinhatt đất đá lởm chởm, dốc cao.

Trên những chiếc xe máy, lỉnh kỉnh máy ảnh và chân máy, các tay máy như quên cái vị lạnh buổi sáng sớm Đà Lạt, cái khó nhọc của đoạn đường… khi nghĩ đến những bức ảnh phong cảnh đầy “chất thơ” mà không phải ai cũng có cơ hội chụp được.

Lê Tuấn, một du khách du lich Phu Quoc gia re trong đoàn, bảo: “Thiên đường chưa thấy mà có nguy cơ thấy cảnh… đo đường”.

Đường lên đỉnh quanh co, Đà Lạt và khu vực hồ Tuyền Lâm khuất hiện sau mỗi khúc cua. Mỗi lần khuất đi và hiện lại, khung cảnh mang một sắc thái khác khiến đoàn người săn ảnh reo lên và muốn dừng lại để bấm máy.

Bằng kinh nghiệm của mình, Thế Anh đề nghị tiếp tục đi lên cao hơn. “Sẽ có vị trí vừa thấy Đà Lạt, vừa thấy được cảnh hồ Tuyền Lâm trong hừng đông”.

Khi các tay máy đặt chân đến được bãi đất trống gần đỉnh Pinhatt, xa xa về hướng Đông Nam, Đà Lạt đang thức giấc với ánh đèn lịm dần trong hơi sương.

Chếch về hướng Tây Nam, nơi có hồ Tuyền Lâm, nắng nhuộm vàng trên những cụm mây đang tan dần để lộ ra một con suối lớn ôm lấy những cụm rừng. HDV Thế Anh chạy qua lại như con thoi hướng dẫn các thành viên thay ống kính, đổi kính lọc và điều chỉnh các thông số máy ảnh.

Qua màn hình máy ảnh, một Đà Lạt khác hơn hiện ra khi mặt trời lóe thành tia dài sau khi tán vào những rặng thông. Sau những cú bấm máy là những tiếng xuýt xoa. Khi xem lại bức ảnh vừa chụp, du khách Daniella (Úc) hồ hởi nói: “Đà Lạt lúc này lạ hơn những gì tôi đã từng thấy”.

Nói rồi nữ du khách xách chân máy đi tìm một vị trí đặt máy mới và không quên nhờ HDV Thế Anh giúp mình chọn một tiêu cự ống kính phù hợp.
Bình minh trong lòng hồ Tuyền Lâm – Ảnh: Mai Vinh

Giới thiệu cảnh đẹp Đà Lạt đến với nhiều người

Anh Phạm Anh Dũng (Đà Lạt) – một trong những người đầu tiên tổ chức photo tour miễn phí cho bạn bè ở Đà Lạt và TP.HCM – cho biết khoảng hai năm trước, nhiều người bắt đầu mua máy ảnh, chụp phong cảnh Đà Lạt, chủ yếu là hồ Xuân Hương rồi tụ lại khoe ảnh với nhau vừa chia sẻ kinh nghiệm.

Khi những tấm ảnh này được đưa lên các trang mạng xã hội, một số bạn bè ở nước ngoài nhắn rằng rất nhớ Đà Lạt và muốn được nhìn những góc khác của Đà Lạt.

Từ đó, những người chụp ảnh nghiệp dư ở Đà Lạt lặn lội đi tìm những góc chụp mới. Giữa phố, trong rừng, trên núi cao và đi từ 3g sáng cho đến tận tối mịt.

Những bức ảnh Đà Lạt lung linh qua bốn mùa cứ lần lượt được post lên và gây sự chú ý của những người yêu nhiếp ảnh ở TP.HCM, họ tìm đến Đà Lạt để săn ảnh và nhờ những người có kinh nghiệm dẫn đường. “Cứ thế mà thành những photo tour” – anh Dũng kể.

Anh Nguyễn Trọng Nhân 
(TP.HCM), người đã tham gia các photo tour tại Đà Lạt hai năm nay, cho biết kỹ năng chụp ảnh của anh cải thiện nhiều nhưng quan trọng là học được cách nhìn cảnh vật con người bằng ánh mắt điềm tĩnh.

“Do mình chủ tâm ngắm nghía từng cây thông, từng sự di chuyển trong ảnh, từng luồng sáng nên hình ảnh đọng lại trong trí nhớ của mình rất lâu” – anh Nhân nói.

Nhiếp ảnh gia Vũ Hải Sơn (giảng viên Trường nhiếp ảnh Nikon School, TP.HCM) cho rằng chụp ảnh là ngắm cảnh một cách chậm, đấy là cách ngắm cảnh làm sao cho cảnh vật thấm vào mình.

“Sau cú bấm máy, ảnh đẹp hơn mắt du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm thấy hay không còn lệ thuộc nhiều yếu tố nhưng dẫu bức ảnh có thành công hay không thì tín hiệu thị giác mà người chụp thu nạp vào não chắc chắn nhiều hơn so với cách họ ngắm cảnh thông thường. Nhờ đó, cảm nhận về cái đẹp của du khách tham gia các photo tour cũng tăng thêm” – anh Sơn cho biết.

Không quảng bá nhiều nên chỉ một số người hạn chế biết được và tham gia. Tuy nhiên những người chụp phong cảnh Đà Lạt và TP.HCM đều quen thuộc với những cái tên như Trần Nhật Tiên, Lại Thế Anh, Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Khánh Hoàng…

Sau một thời gian tích cóp kinh nghiệm, những người này nhận tổ chức photo tour như một sản phẩm du lịch để nhiều người thích chụp ảnh có thể tham gia và sáng tác những bức ảnh ưng ý mang dấu ấn cá nhân.

Theo HDV Trần Nhật Tiên, chi phí để tham gia photo tour không cao. Ngoài chi phí lưu trú, mỗi người chỉ cần bỏ ra khoảng 100.000 – 300.000 đồng là có thể tham gia tùy vào số lượng người tham gia và tùy độ phức tạp của địa hình điểm chụp ảnh.

“Máy ảnh xịn hay không tùy vào điều kiện cá nhân. Có nhiều người tham gia photo tour dùng điện thoại để chụp và có những bức ảnh rất đẹp” – anh Tiên khẳng định.

Gìn giữ môi trường trong photo tour

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lý Hoàng Long, chủ tịch hội đồng nghệ thuật nhiếp ảnh (Hội nhiếp ảnh Việt Nam), cho rằng du lịch nhiếp ảnh (photo tour) đang ngày càng phát triển, hình ảnh thực hiện từ chuyến đi đã góp phần khai phá những miền đất mới, quảng bá những điểm đến hấp dẫn cho ngành du lịch.

“Bắt đầu tổ chức photo tour cho các du khách mê nhiếp ảnh đến từ Anh, sau đó là Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ…, điều tôi tâm đắc nhất là họ luôn ý thức việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên mọi lúc mọi nơi” – ông Long nói.

Ấn tượng về hoa anh đào của ở xứ sở ngàn hoa


Vài năm gần đây, do thời tiết đảo lộn nên mai anh đào hay ra hoa thất thường. Mọi năm hoa thường nở vào cuối tháng 1, đầu tháng 2. Nhưng năm nay, cây ra hoa thưa và chậm có thể vì lạnh quá nhưng với du khách tour du lịch Đà Lạt, ấn tượng về một mùa hoa anh đào ở xứ sở ngàn hoa vẫn thật khó quên.
Hoa mai anh đào ven hồ Xuân Hương – Ảnh: Cao Cát

Tháng giêng, những cây hoa mai anh đào trong khu vực quanh hồ Xuân Hương vẫn còn giơ những cành trụi lá. Trong khi giới đi săn ảnh cho biết những cây mai anh đào mọc dại rải dọc các cung đường đèo đã bắt đầu hé nở.

Mai anh đào (tên khoa học Prunus Cesacoides) là loại cây thân gỗ, cao 5 – 6m, tán lá rộng 2 – 3m. Hoa thường nở khi bắt đầu chuyển mùa (thường vào giữa tháng 1). Sau khi nở đồng loạt, 3 – 4 tuần sau hoa nhạt màu, tàn dần, cây cũng bắt đầu ra lá.

Những bông hoa thụ đủ phấn sẽ âm thầm kết trái để sang tháng 3 trên cành cây lại xuất hiện thêm những trái nhỏ, có lông mịn như trái đào, nhưng to lắm cũng như cái đốt tay người núp trong kẽ lá. Trái khi chín có màu tím, vị chua chua, hơi chát. Xa xưa, con nít Đà Lạt hay tìm bẻ trái chín để ăn chơi.

Mai anh đào, một loài hoa đặc trưng cho mùa xuân Đà Lạt, thường nở hoa vào cuối tháng 1, đầu tháng 2. Nhưng theo những người Đà Lạt, vài năm gần đây do thời tiết đảo lộn nên mai anh đào hay ra hoa thất thường. Như năm nay, cây ra hoa thưa và chậm có thể vì lạnh quá.

Trước Tết Nguyên đán, những cây mai anh đào trên cung đường dẫn ra hồ Tuyền Lâm đã chớm nở, nhưng có thể do mới trồng hoa không nở lâu, được chừng mười ngày cánh hoa đã phai nhạt và rụng dần.

Riêng với những người chuyên đi “săn hoa” Đà Lạt ai cũng biết vào tháng 10 hằng năm, khi Đà Lạt hết mưa, mai anh đào sẽ vàng lá và rụng dần, cây (nhất là những cây già) rơi vào tình trạng ngủ chờ xuân.

Khi gió xuân về (thường giữa tháng 1) mang theo hơi nước mát ẩm, cây sẽ tỉnh giấc đơm nụ, khoe chồi non, nở hoa đón xuân về.

Khi đó, các cây mai anh đào sẽ nở đồng loạt, rực rỡ chít hoa từ các tàn nhánh. Khu vực quanh hồ Xuân Hương, khu biệt thự cổ đường Trần Hưng Đạo, thiền viện Trúc Lâm, khu vực Suối Vàng… tất cả như được trải một tấm lụa hoa màu hồng đỏ hoặc phớt hồng tạo nên một sắc màu nhẹ nhàng đến kỳ lạ.

Với du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm, ấn tượng đến với xứ sở ngàn hoa vì thế thật khó quên.

Một điều đáng buồn là do các năm trước khi hoa đang nở rực rỡ, nhiều đoàn người kéo đến chụp ảnh rồi người bẻ hoa vặt cành, người leo lên cây, người kéo nhánh ghì hoa… khiến nhiều người Đà Lạt bất bình. Vì thế năm nay tại một số đường phố, các cây mai anh đào bị tỉa nhánh khá nhiều.

Lý do đưa ra là cần phải dọn đường, không để nhánh cây cản cảnh quan, một phần do ngại người đi chơi chụp ảnh, phá phách… nên đến giờ mai anh đào mới nở rải hoặc lác đác…

Nhưng dù sao một mùa mai anh đào nữa lại về…
Hoa mai anh đào Đà Lạt – Ảnh: Cao Cát
Màu hoa mai anh đào rực rỡ trên nền lá thông xanh – Ảnh: Cao Cát
Hoa mai anh đào ven hồ Xuân Hương – Ảnh: Cao Cát
Một cánh hoa mai anh đào trắng hiếm hoi – Ảnh: Cao Cát
Hoa nở ven đèo Đà Lạt – Ảnh: Cao Cát
Hoa nở ven đường Đà Lạt – Ảnh: Cao Cát
Hoa nở ven đường quanh đường vào hồ Tuyền Lâm – Ảnh: Cao Cát
Một điểm chụp đẹp quen thuộc trên đường vào xã Xuân Trường, mai anh đào bên tòa biệt thự cổ – Ảnh: Cao Cát
Mai anh đào trong nắng sớm Đà Lạt – Ảnh: Cao Cát
Mai anh đào trên một cung đường nhỏ vô tình đi ngang qua – Ảnh: Cao Cát

Trước đây, mai anh đào chỉ có tại Đà Lạt, nhưng nay đã được trồng thêm nhiều nơi. Tên gọi du khách du lich Phu Quoc gia re có thể được hiểu theo cách “thấy mặt đặt tên”: thân giống cây hoa đào, màu hoa phớt hồng giống đào, nhưng hoa có 5 cánh và nhụy nhìn giống hoa mai nên có tên là mai anh đào.

Cũng có người nói mai anh đào do người Pháp đưa giống sang Việt Nam, do thời cuộc nên bị lãng quên. Sau đó được người Việt lại phát hiện, nhân giống và trồng rộng rãi khắp Đà Lạt.

Còn theo nghiên cứu của ông Nguyễn Thái Hai, một Việt kiều người gốc ở Đà Lạt, cha của ông là ông Nguyễn Thái Hiến lúc sinh thời được chính quyền cũ giao việc chăm sóc cây cảnh ở các khuôn viên và các khu biệt thự.

Trong một lần đi thực địa, ông phát hiện ở ấp Tân Lạc có một loài hoa vừa giống đào vừa giống mai rất đẹp nên đã xin được trồng dọc các con phố ở khu trung tâm TP Đà Lạt bây giờ. Đó là cây hoa mai anh đào.

Cây mai anh đào sau này được ươm thành công bằng bằng hạt, được trồng tập trung trên nhiều tuyến đường. Đặc biệt, TP Đà Lạt còn có một con đường mang tên loài hoa mai anh đào.

Thôn chè trăm năm tuổi của Đà Lạt


Ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Thung lũng Tình yêu, Langbiang… Đà Lạt còn thu hút du khách tour du lịch Đà Lạt bởi thôn chè Cầu Đất (thôn Xuân Trường) có lịch sử gần 100 năm.

Một góc thôn chè Cầu Đất.

Từ trung tâm thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), bạn chỉ cần chạy thẳng theo đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương và xem chỉ dẫn đường lên Trại Mát, từ đó bạn hỏi bất cứ người dân ven đường nào để đến thôn Xuân Trường. Bạn có thể đi tàu hỏa từ ga Đà Lạt theo các tour du lịch hoặc bắt xe buýt lên thôn Xuân Trường nhưng tuyệt vời nhất là thuê 1 chiếc xe gắn máy để đi đến thôn chè cổ này.

Trên đường đi, du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm sẽ có dịp chiêm ngưỡng những ngôi biệt thự cổ kính mang đậm nét kiến trúc của Pháp hay những khu vườn hoa dọc lối đi, những vườn hồng chín đỏ nổi bật giữa rừng thông bao la làm mê mẩn lòng người.
Bên cạnh là hồ Phát Chi thanh bình.

Do ở độ cao trên 1.650m so với mặt nước biển, nên khí hậu ở đồi chè mát mẻ quanh năm. Vừa đến dưới chân đồi là sương mù giăng ngập lối đi nếu bạn đi vào sáng sớm hay chiều tối.

Đồi chè cho tham quan tự do, không thu tiền phí hay bất cứ một khoản thu nào khác. Khi du khách thấy cổng chào của nhà máy chè Cầu Đất hãy mạnh dạn bước vào. Đến nhà máy sản xuất, du khách hãy gửi xe để ra tham quan đồi chè. Các công nhân hái chè và quản đốc ở đây rất thân thiện.

Rất nhiều bạn trẻ đã tìm đến nơi đây là chụp ảnh lưu niệm, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành, nhấm một chút lá chè non để thưởng vị chát đặc biệt của nó.

Du khách du lich Phu Quoc gia re sẽ có dịp nhìn các cô thôn nữ tay thoăn thoắt hái chè, tận mắt thấy những cánh hoa trắng mỏng manh, ngát hương hay những trái chè nho nhỏ, tròn xinh như những viên bi dưới những cội chè lâu năm. Xa xa là mặt nước yên tĩnh của hồ Phát Chi rộng lớn, êm đềm phẳng lặng, những lo toan, bộn bề trong cuộc sống thường nhật dường như tan biến.

Hoa dã quỳ nở trên đồi chè

Để tham quan thôn chè Cầu Đất, thời điểm tốt nhất là những tháng cuối năm vì thời tiết đẹp, trong xanh, hoa dã quỳ nở rợp xung quanh lối lên thôn, khung cảnh này đẹp như tranh vẽ

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Hương vị khó quên của rượu mơ Yên Tử


Rượu mơ núi rừng Yên Tử đã trở thành một sản phẩm đặc trưng của khu danh thắng Yên Tử và được du khách du lịch Quảng Ninh đánh giá cao về chất lượng: Rượu mơ từ lâu đã được nhân dân trong vùng sản xuất và bán cho du khách đi tour du lịch Hạ Long đến với Yên Tử song đặc sản Hạ Long này sản xuất theo phương pháp thủ công với số lượng ít, sản phẩm chưa được kiểm định về chất lượng.


Đặc sản rượu mơ núi rừng Yên Tử: Sau khi nhận dự án. Sau gần 2 năm sản xuất thử nghiệm, sản phẩm rượu mơ Yên Tử đã thành công ngoài sự mong đợi của cán bộ, công nhân Nhà máy Bia Thăng Long. Rượu mơ sản xuất ra đạt chuẩn về màu sắc, hương vị và tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chai đựng rượu có hình thức đẹp, với những hoạ tiết, hoa văn được thiết kế mang nét riêng của danh thắng Yên Tử.

Tháng 12-2007, lần đầu tiên sản phẩm rượu mơ do Nhà máy Bia Thăng Long chiết suất theo công nghệ Nhật Bản được trưng bày, giới thiệu tại khu danh thắng Yên Tử và đã thực sự trở thành một món quà độc đáo cho du khách. sản phẩm rượu mơ đã được du khách tour du lịch Hạ Long đánh giá cao về chất lượng, rượu sản xuất ra không đủ bán. Chỉ trong một tháng Hội Xuân, Nhà máy Bia Thăng Long đã bán cho du khách trên 2.000 chai. Số lượng này tuy không lớn, song là sự thành công đối với một sản phẩm mới như rượu mơ Yên Tử. Sau khi du khách đã thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ của chốn non thiêng Yên Tử sẽ có dịp thưởng thức chén rượu sóng sánh màu vàng hổ phách với hương vị nồng ấm, men say ngây ngất. Rượu mơ Yên Tử có vị chua, ngọt đậm đà khiến du khách có cảm giác lâng lâng khoan khoái. Đặc biệt, rượu mơ Yên Tử rất có lợi cho sức khoẻ, có tác dụng chữa các chứng ho, khó thở, hen suyễn, mát gan…

Đặc sản rượu mơ núi rừng Yên Tử: Hiện nay khi rượu mơ Yên Tử đã được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, từng bước khẳng định thương hiệu, Nhà máy bia Thăng Long đang có kế hoạch mở rộng sản xuất nhưng khó khăn đặt ra là vấn đề thiếu nguyên liệu. Việc sản xuất rượu mơ hiện nay của Nhà máy vẫn chỉ dựa trên việc thu mua nguyên liệu nhỏ lẻ của nhân dân trong vùng. Vì thế, để sản phẩm rượu mơ Yên Tử phát triển bền vững, gắn với việc phát triển du lịch thì việc khôi phục vùng nguyên liệu sản xuất là vấn đề thị xã Uông Bí cần quan tâm hơn nữa.
Mơ không chỉ là một thức quà mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Mơ được chọn ngâm rượu phải là mơ có màu vàng óng, mùi hương dịu nhẹ, có vị chua đặc biệt. Lên lưng chừng núi Yên Tử, du khách có thể ghé vào một quán ăn nào đó, nhấm một ly rượu mơ vàng sóng sánh. Sau đó, lại cũng những đôi chân mê mải hành hương về đất Phật Yên Tử, du khách mới thấm được cái vị thơm nồng của đất trời, mới thấy thích thú nét đẹp và hùng vĩ của núi rừng yên thế.
Hiện nay, rượu mơ Yên Tử đã được đăng kí thương hiệu bởi Công ty Thăng Long, phù hợp với đà hội nhập của du lịch và sản xuất, làm tăng tính chuyên nghiệp của một thức quà gia truyền.
Rượu mơ là một loại rượu được chế biến bằng phương pháp lên men quả mơ tươi và đôi khi là cả mật ong. Cứ vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, mơ lại được ngâm nhưng tùy vùng mà công thức pha chế rượu mơ thành phẩm khác nhau vì vậy rượu mơ cũng có những hương vị khác nhau, nhưng vẫn luôn giữ được mùi mơ tự nhiên vốn có và vị ngọt của mật ong.

Đặc sản rượu mơ núi rừng Yên Tử: Theo dân gian thì rượu mơ đã trở thành đồ uống quen thuộc với những tác dụng đối sức khỏe như: kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng, điều trị bệnh đường ruột, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh, có tác dụng giảm bệnh lo âu và tinh thần căng thẳng, bệnh mất ngủ, với hàm lượng axit acitric hữu cơ và axit amin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giảm mệt mỏi suy nhược,.
Đến vùng đất thiêng Yên Tử, hẳn mọi người sẽ không thể quên nếu đã một lần được thưởng thức chén rượu sóng sánh màu vàng hổ phách với hương vị nồng ấm, men say ngây ngất của rượu mơ Yên Tử.
Được tuyển chọn từ giống mơ đặc trưng của vùng đất thiêng Yên Tử, những quả mơ vàng mọng vừa chín được để lên men tự nhiên theo công nghệ của Nhật Bản. có vị chua ngọt hài hoà dịu dàng, quyện với mùi hương tự nhiên thoang thoảng tạo cảm giác rất dễ chịu cho người sử dụng. Hiện nay khi rượu mơ Yên Tử đã được khách hàng du lịch Quan Lạn đánh giá cao về chất lượng, từng bước khẳng định thương hiệu.

Du lịch Yên Tử mua măng trúc làm quà


Món đặc sản Yên Tử này được mọc tự nhiên trên các dãy núi Yên Tử và có hình dáng hoàn toàn khác so với măng ở các khu vực khác. Măng Trúc Yên Tử không to mập mà thon dài và rất chắc.Tùy nhu cầu của du khách du lịch Quảng Ninh mua hàng mà măng trúc ở đây đươc bán theo cân hoặc theo bó. Nói về mùi vị măng trúc nơi đây vừa bùi ,vừa thơm, không quá đắng. Tương truyền các tu sĩ tu hành nơi đây trước đây đã sử dụng măng trúc là món ăn chính.


Măng trúc có thể được chế biến rất nhiều món khác nhau nhưng ngon nhất, thu hút nhất vẫn là món măng trúc chấm muối vừng. Măng trúc sau khi được thu mua đem giữ nguyên cả bẹ tươi rồi đem nướng trên than hoa sau đó được chấm với muối vừng. Bạn có thể thưởng thức món ăn này trên đỉnh Hoa Yên để vừa có thể ngắm cảnh vừa có thể thưởng thức món ăn này. Một điều thú vị nữa là mùa măng trúc thu hoạch cũng chính là mùa du lịch lễ hội. Vì vậy món ăn dân dãnày luôn thu hút khách du lịch Quan Lạn muốn tò mò nếm thử.

Nhưng không hiểu sao, qua thời gian, món quà thanh đạm này lại trở thành một món ngon ở Quảng Ninh mà ai cũng tìm tới khi đến Yên Tử. Cây trúc sống sâu trong rừng, chịu nhiều sương gió, giá rét lạnh buốt trên núi. Măng trúc chính là một loại măng rừng Yên Tử, có dáng thon và nhỏ nhưng rất chắc chắn. Măng có vị ngọt bùi, hơi đắng nếu chế biến không kĩ. Ngon nhất là măng được xào với thịt dê hoặc thịt bò non. Để măng khỏi đắng, người nấu phải rửa măng thật sạch, cắt thành các lát nhỏ, có độ ngắn khoẳng 2 đốt ngón tay, bổ dọc và chú ý xào thật kĩ. Để cho món măng được thơm và ngon, người nấu có thể thêm một ít cần tây, hành tươi. Một cách chế biến khác mà có thể khiến món măng trúc Yên Tử cũng mang đậm hương vị núi rừng là măng nướng. Cứ để nguyên cả bẹ măng và đem đi nướng rồi ăn chấm với muối vừng. Bạn sẽ cảm thấy được hương vị nồng nàn của đất trời Yên Tử ngay trong thức quà giản dị như thế.


Ngược lại, vào mùa lễ hội kéo dài hết mùa xuân hàng năm, lại có trăm đôi chân dẻo dai khác không hề bước lên cáp treo, mà hàng ngày họ leo bộ lên những bậc cấp, trong đó có những đoạn đường rất cheo leo, là những hòn đá trơn trợt bám vào nhau để kiếm sống bằng nghề săn lùng hái lượm để bán đủ thứ cho khách hành hương. Đối với họ, cánh rừng trúc Yên Tử bạt ngàn và hiểm nguy kia là miếng cơm manh áo. Đó là những người hái măng và bán măng trên Yên Tử. Bên cạnh đó, trong cánh rừng bạt ngàn Yên Tử còn rất nhiều cây cỏ dược liệu, những cây cỏ này cũng được những người khai thác hái, đào… đem ra bán phục vụ khách du lịch. Trong cuộc hành trình đến Yên Tử, việc mua măng trúc hay nhiều thứ khác cũng là cái thú của người hành hương.

Măng Trúc Yên Tử: Những người bán măng và bán nhiều loại khác như khoai mài, các loại lá thuốc, rễ cây, nấm linh chi và nhiều cây cỏ hái từ trong rừng Yên Tử , bắt đầu bày bán từ mờ sáng, khi có người khách đầu tiên chạm đến miền đất thiêng này. Ngạc nhiên hơn khi lên tới tận con đường đầy gian nan để chạm gặp chùa Đồng, trong mây vờn và không khí lạnh buốt cũng bắt gặp cả mấy chục người bất kể trắc trở, bày hàng trên các gộp đá, mời chào khách tour du lịch Hạ Long mua. Có thể nói là mỗi người bán hàng trên đỉnh núi cao vời vợi của đỉnh Yên Tử cũng đã trở thành một vị bác sĩ khi họ chỉ định rành rọt các loại cây cỏ có công dụng chữa bệnh cho khách hành hương.
Măng luộc lên chấm với muối mè có hương vị riêng, khác với măng trong rừng khác. Măng Yên Tử cũng đã thoát khỏi rừng và trở thành đặc sản của nhiều nhà hàng quanh vùng. Măng đã được chế biến thành măng ngâm chua trong lọ cho khách tỉnh xa mua về làm quà. Một người buôn bán lý luận rằng nếu không khai thác măng thì rừng trúc Yên Tử khó phát triển. Còn những người quản lý thì không thể ngăn chặn lực lượng cả vài trăm người vào rừng Yên Tử, đủ mọi cách đào xới tìm măng và cây dược liệu. Du khách lại thích thú với đặc sản Yên Tử trong cuộc hành hương của mình..