Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Bánh Nẳng - Đặc sản du lịch Vĩnh Phúc


Khi du lịch Vĩnh Phúc bạn sẽ đc nghe vùng Lập Thạch có câu: "Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ". Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xưa có bánh Nẳng ngon có tiếng.


Báng Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng, lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được.

Hiếm có nơi nào của du lịch miền Bắc báng Nẳng khéo hơn, ngon hơn vùng chợ Tràng. Bánh gạo rang cũng làm bằng gạo nếp hoa vàng. Gạo ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra. Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô cho vào chõ xôi lên. Xôi chín đem trộn đều với mỡ lợn, rải ra nia rồi dùng vồ nhẵn bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Sau đó lại phơi khô, đem vào trong bóng dâm để nguội rồi lại trộn mỡ lợn đổ vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, nhúng đũa kéo lên thấy mật đỏ mới đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm hoặc thớt, ván nhẵn. Dùng đoạn cây tròn nhẵn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái bánh to, nhỏ theo ý muốn rồi đem gói trong giấy bóng kính.

Ngày xưa vào kỳ tiệc làng, dân Tiên Lữ làm bánh gạo rang để cúng thần và làm quà biếu đặc sản của du lịch Vĩnh Phúc.

Du lịch Huế không thể bỏ qua ẩm thực sen


Sen có mùa nhưng thú “thưởng sen” thì dường như chưa bao giờ tạm lắng. Món ăn từ sen có hương, có sắc, có chút tình tứ giao thoa của đất trời. Dân dã, cao sang mà vẫn mộc mạc, gần gũi.

Nói về sen thì e rằng không đủ giấy mực để tả hết nét thanh tao quý phái của loài hoa giản dị này. Từ lâu, sen đi vào thơ ca với những “Thái liên khúc” tuyệt mỹ, với những cảm hứng xuất thần khi bắt gặp vẻ đẹp thuần khiết của những đóa sen thanh. Sen trở thành biểu tượng của dân tộc và thưởng sen cũng trở thành thú điền viên thanh tịnh. Huế là xứ sở của những mùa sen thi vịnh. Cách sống của người dân cũng đôi phần thi vị, tinh tế. Sài Gòn không có được những may mắn đó. Người Sài Gòn hối hả, tất bật, lo toan nhưng ở một góc nào đó, vẫn có chỗ cho những món ăn từ sen lắng lòng.


Nhắc đến ẩm thực từ sen, không thể không nhắc đến những món ăn của vùng đất Thần Kinh mơ mộng. Cái thơm mát, thanh nhã và tinh tế của sen đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ấn định phong cách riêng cho ẩm thực thanh cao của hoàng gia xứ Huế.

Được coi là đỉnh cao của ẩm thực du lịch Huế, các món ăn cung đình không chỉ dừng lại ở mức độ ăn no và đủ mà còn phải bổ dưỡng như một loại thuốc chữa bệnh nữa. Người Huế chỉ ưa dùng sen trên chính đất Huế, mà phổ biến nhất là giống sen mọc trên bờ hồ mang cái tên nghe thôi đã thấy thanh lòng, mát dạ - Tịnh Tâm. Người dân sử dụng cả những loại sen ở các hồ nội thành hoặc ven thành khác, nhưng sen dùng nấu trong bữa ăn cung đình bắt buộc phải lấy từ hồ Tịnh Tâm và phải là sen tươi để giữ nguyên hương vị tinh túy. 

Sen tươi hái về sẽ được tận dụng mọi bộ phận để nấu nướng: lá để gói, hấp thực phẩm cho thơm, cánh hoa dùng ướp trà,củ sen đem hầm hoặc nhồi tôm thịt rán,… Đặc biệt phần quan trọng nhất của sen – tim sen – sẽ được sử dụng trong đủ công thức mặn ngọt, từ khai vị đến món chính trong thực đơn hoàng gia. Tim sen Huế nhỏ, đặc trưng nằm ở vị bùi rất nhẹ, thích hợp để làm nguyên liệu nấu nướng bởi xốp hơn hẳn tim sen miền Bắc hoặc Nam, chỉ cần ngâm nước vài chục phút là đã đủ mềm để chế biến, tuyệt đối không có hiện tượng bị sượng. Tuy nhiên cũng vì khá xốp nên xử lý tim sen Huế cần một kĩ thuật nấu bếp tinh tế, tỉ mỉ từng li từng tí để giữ được tính chất thơm bùi của sen mà lại tránh được chuyện sen bở nát.

Món làm từ sen của du lịch Huế thì nhiều vô kể, nhưng để chọn ra đại diện cho ẩm thực hoàng gia thì người ta dễ dàng nghĩ ngay đến hai công thức nổi tiếng từ sen của du lịch Huế - cơm hấp lá sen và chè hạt sen nhãn lồng. Ngày nay hai món này xuất hiện đại trà nhưng trong quá khứ, công thức trên chỉ được phục vụ trong phạm vi hoàng thất mà thôi. Đặc biệt, cơm lá sen còn được xếp vào hàng ngự thiện – món chỉ dùng dâng vua.

Món ăn trong hoàng cung Việt khác với Trung Quốc ở chỗ, không trọng cái tính chất xa hoa đến từ những công thức độc lạ có một không hai mà ghi dấu ấn bởi nghệ thuật chế biến, kết hợp tài tình, nâng tầm các yếu tố ẩm thực dân gian lên độ hòa quyện hoàn hảo giữa hình thức với mùi vị, truyền tải qua món ăn tinh túy đất trời quanh mình. Đĩa cơm hấp lá sen chính là ví dụ điển hình. Hình thức món ăn được mô phỏng theo dáng một bông sen bung nở, cơm và nhân gói kĩ trong lá sen đã thấm nhuần cái hương thơm mát của loại thực vật đặc trưng cho du lịch Huế này, tạo nên một sự giao hòa trọn vẹn giữa ẩm thực với thiên nhiên.

Nhắc đến ẩm thực cung đình Huế, sẽ thật thiếu sót nếu ta chỉ biết về tập hợp Bát trân với nem công chả phụng, tổ yến, hải sâm… Bên cạnh các món ăn quý hiếm và đắt giá này, ẩm thực cung đình Huế còn được tạo nên bởi những nguyên liệu dân dã vốn rất quen thuộc với đời sống thường ngày. Từ những hồ sen tự nhiên sinh sôi trong thành, người đầu bếp đã biến hóa ra bao nhiêu món ăn đẹp về hình thức, hấp dẫn về nội dung và đặc biệt là mang dấu ấn riêng của vùng đất cố đô. Và xét cho cùng, chính những nguyên liệu giản đơn ấy mới đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập phong cách cho ẩm thực cung đình Huế bên cạnh những nền ẩm thực hoàng gia xa hoa khác – đó là vẻ đẹp thanh cao và sang trọng đến từ những gì thân thuộc, dân dã nhất.


Vậy nên, bên cạnh hương vị thơm ngon cùng tính chất dễ biến hóa thành đủ loại mặn ngọt khác nhau, sen luôn được trọng dụng trong căn bếp hoàng gia với tư cách vị thuốc bổ điều hóa khí huyết, trấn an thần kinh mà lại dễ tìm trong dân gian. Tuy nhiên, các món từ sen ăn vào ngày hạ lại có vẻ hợp hơn cả, bởi vị sen thanh mát chỉ thực sự phát huy hết nét đặc sắc của nó khi được phục vụ vào ngày hè nóng bức. Có thể xem sen chính là nguyên liệu đặc trưng cho ẩm thực mùa hè của du lịch Huế vậy.

Món ăn cung đình Huế nổi tiếng, nhưng có lẽ ít có ai được thưởng thức bởi giá cả đắt đỏ, và không phải ai cũng có thể làm được. Nhưng những món ăn dân giã lại khác. Từ đất Thần Kinh, đến Hà thành, Sài thành, người ta có thể dễ dàng tìm thấy, thậm chí là bên vỉa hè, những bó xôi sen, chè sen long nhãn thanh mát.

Người ta nên cảm thấy may mắn nếu bắt gặp gánh xôi rong trong đó có ít xôi sen. Không phải là xôi gói lá sen mà là xôi hạt sen cùng với nếp béo bùi. Nghĩ cũng lạ, hạt sen khi nấu, nếu kỹ thì chẳng bao giờ sợ nát. Thế cho nên, nhìn những viên sen tròn tròn ngà ngà còn nguyên vẹn trộn lẫn trong những hạt nếp bóng nhừ cứ sợ còn cứng. Ăn vào mới cảm nhận được cái "bùi ngùi" ngay đầu lưỡi. Xôi sen có thể là xôi mặn hoặc ngọt (thường thấy vẫn là xôi mặn) nhưng xôi mặn có lẽ là món quà cao cấp, sang trọng hơn, thấy nhiều trong các nhà hàng du lịch Huế. Xôi được nấu kỹ, trộn lẫn tôm thịt, ít hạt sen, gói trong chiếc lá sen e ấp, đúng điệu phong cách dân dã nhưng cũng lắm cầu kỳ.

Khám phá các món ăn từ lá cách khi du lịch miền Tây


Du lịch sông nước miền Tây, lá cách mọc nhiều ở ven sông, kênh rạch hay xen lẫn trong vườn cây. Cây cách phát triển rất nhanh; cây càng to thì càng nhiều cành và nhiều lá non xanh mơn mởn. Lá cách được dùng để ăn sống hoặc chế biến cùng với các sản vật đồng quê tạo nên những món ăn mang hương vị độc đáo.

Lá cách không chỉ là một loại rau, mà còn là một loại lá cây, nếu dùng chế biến với nhiều nguyên liệu miệt vườn sẽ làm nên những món ăn mang đậm mùi vị quê hương, thưởng thức một lần thì sẽ nhớ mãi. Lá cách là một loại lá rất lạ, có mùi hăng hăng, nhưng khi kết hợp với món ăn thì rất thơm ngon; không như lá lốt, mùi của lá cách có phần dễ chịu và thanh hơn.

Dân miền Tây Nam bộ không ai không biết đến lá cách. Loại lá vườn thiên nhiên này còn được biết đến như bài thuốc tốt cho gan, giúp giải nhiệt cơ thể. Lá cách kết hợp với nhiều nguyên liệu cho ra những món ăn mang hương vị độc đáo của du lịch sông nước miền Tây. Đây có thể được xem là loại rau sạch vì lá cách trồng không cần phân thuốc gì cũng rất tốt tươi như một loài cây rau dại. Bữa cơm thường ngày của người dân Nam bộ không thể thiếu rau.

Những gia đình ở miền quê xứ này bữa cơm của họ đạm bạc nhưng hết sức nghĩa tình, tôm cá thì bắt ở sông rạch, rau thì ở vườn, hôm nào bữa ăn có thêm lá cách, bữa ăn như ngon hơn. Nhưng phải ăn sống mới tận hưởng hết hương vị đặc trưng của loại lá này. Người ta lựa những lá còn non, màu xanh nhạt và mùi ít nồng hơn lá già, đem chấm mắm kho hay cá linh kho lạt hoặc ăn kèm với cá chiên. Lạ miệng hơn là lá cách cuốn mắm trèn, rắc thêm ít dừa nạo thêm ớt thêm rau ăn đến mê.


Tuyệt nhất của du lịch miền Tây phải kể đến lá cách cuốn bánh xèo, bánh xèo người ta có thể ăn với nhiều loại rau khác nhau, thứ nào cũng tươi ngon, nhưng với nhiều người, ăn bánh xèo mà thiếu lá cách thì thiếu đi vị thơm lạ, đăng đắng dễ ghiền. Thưởng thức bánh xèo cuốn lá cách ta sẽ cảm nhận được hương thơm giòn của bánh, vị ngọt của tôm hoặc hến, vị nồng cay của của nước mắm tỏi ớt, vị đăng đắng của lá cách, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị đặc trưng và độc đáo. Tại Bến Tre hiện nay có món bánh xèo hến là món đặc sản của vùng quê sông nước.

Nếu dùng lá cách để nấu canh với nguyên liệu ếch, gà là ngon nhất mà người dân còn gọi là xáo lá cách. Lá cách xắt nhỏ, sau khi nêm nếm canh vừa ăn thì cho lá cách vào, đun sôi trở lại là nhắc xuống ngay. Món này ăn phù hợp cho cả bốn mùa; vị thơm thanh tao kèm theo chút vị đăng đắng của lá cách phải nói là ngon tuyệt.

Kể cũng lạ, cái mùi hăng hắc của lá cách khi nấu chung với những sản vật đồng ruộng không những làm mất hết mùi tanh mà còn hòa quyện vào làm cho món ăn thêm đậm đà. Ngon nhất là món lươn um lá cách được xem là độc chiêu của dân Nam bộ. Lươn ngon nhất là loại lươn đồng vàng ươm, đem ướp gia vị và sả ớt, để nửa giờ cho thấm; lót một lớp lá cách xuống đáy nồi, để lươn vào rồi lại phủ thêm một lớp lá cách lên trên, cho nước dừa dảo (loại nước cốt đã lấy xong thì đến nước dảo) vào nấu chừng mười phút là lươn chín, đổ thêm nước cốt dừa là xong và nhắc xuống, múc ra đĩa, rắc thêm đậu phộng rang giã, ăn cơm cũng được, làm món nhậu cũng hay. Ếch, chuột cũng đều có thể xào với lá cách, nhưng người sành ăn cho là thịt ếch ngon hơn. Thịt ếch ướp gia vị, nhất thiết không thể thiếu ớt và sả, đem xào săn, sau đó cho lá cách xắt nhuyễn vào, làm món “lai rai” thì không thể chê vào đâu được.

Nếu vào dịp trúng mùa nấm mối và được đãi món nấm mối nướng lá cách thì quả là lộc trời ban khi du lịch miền Tây. Nấm mối chế biến thức ăn nào cũng ngon vì hương vị thơm, ngọt, đậm đà, nhưng xào với lá cách là ngon hơn hết. Nấm mối hái và gọt sạch, ngâm nước muối loãng. Gan heo, mỡ chài nhiều hay ít tuỳ theo số lượng thực khách, xắt thành từng miếng vừa đũa gắp. Hái vài nắm lá cách non rửa sạch để cuốn những thứ nêu trên cho vào gắp tre nướng là có thêm món nắm mối nước lá cách. Món này phải chấm muối ớt, mà muối hột rang đâm với ớt hiểm xanh mới đúng điệu.

Những món ngon từ lá cách mang đậm dấu ấn của một thời khẩn hoang. Mấy năm nay sống xa quê, mỗi lần về quê tôi lại thèm những món ăn được chế biến từ lá cách do chính tay mẹ tôi làm. Cái hương vị mộc mạc nhưng ấm áp ấy như những kỷ niệm du lịch miền Tây không bao giờ quên.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Những món ăn đăc trưng của du lịch miền Tây bạn nên thử


Hậu Giang là tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, các món ăn dân dã của vùng đất này cũng rất hấp dẫn du khách du lịch miền Tây.

Nếu đã từng một lần du lịch sông nước miền Tây, du khách sẽ không thể quên hình ảnh một làng quê yên ả, thanh bình với những ruộng lúa bát ngát và hệ thống kênh rạch trù phú. Bởi địa chất đa dạng gồm cả khu vực đồng bằng và kênh rạch do đó rất dễ hiểu vì sao tại nơi này có nhiều món ẩm thực lạ, lôi quấn. Tiêu biểu của âm thực Hậu Giang phải nói đến như: Ốc len xào dừa; Đọt choại xào; Canh cá thát lác nấu cải bẹ; Sỏi mầm; Khóm cầu đúc; Bưởi năm roi…

Ốc Len còn được gọi là Linh Hoa vốn là loài ốc biển tự nhiên, chỉ có ở các rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển. Thường thì ốc Len không quá to chỉ bằng ngón tay trỏ, có màu nâu xen lẫn vân trắng, thân xù xì. Ốc len xào dừa là món ăn quen thuộc của người dân Hậu Giang, để làm món ăn này đúng điệu, đúng vị người Hậu Giang cũng khá tỉ mỉ chứ không hề đơn giản. Vì phổ biến nên rất dễ để tìm được hàng bán ốc len xào dừa ở Hậu Giang nhưng tìm một cửa hàng ăn ngon, đúng điệu lại là việc khác. Những cửa hàng này đều giữ kỹ bí quyết riêng của mình mà chỉ có người trong gia đình mới nắm được.


Đọt choại là một loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc nhiều ở vùng vũng như Đồng Tháp Mười, Vị Thanh, Hậu Giang. Đọt choại có hình dáng rất lạ mặt, trên đầu uốn cong, thân mảnh, nếu mới nhìn chắc ít ai có thể nghĩ đây là nguyên liệu để làm nhiều món ăn ngon như vậy. Đọt choại có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất là đọt choại xào. Bởi sự dân dã, bình dị, mang đậm nét quê nên đọt choại được các bà nội trợ miệt vườn chế biến thành rất nhiều món rất đa dạng không chỉ làm hấp dẫn cho bữa cơm gia đình mà còn không thể thiếu trong ẩm thực Hậu Giang.


Cá thác lác có thân dài, đuôi nhỏ và dẹt. Loài cá này phân bổ tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ lâu cá thác lác đã được coi là đặc sản đặc biệt của vùng sông nước dù vậy mỗi tỉnh lại có món ngon riêng chế biến từ loài cá này. Ở Hậu Giang đó là món cá thác lác nấu canh cải bẹ và cá thác lác chiên xù hoặc kẹp sake. Cùng với những gia vị địa phương và sự khéo léo của người đầu bếp mà món cá này không bị tanh khi nấu canh. Thoạt nhìn tuy có vẻ đơn giản có phần quá bình dị nhưng nếu đã nếm thử thì khó ai có thể quên được hương vị ngọt, dẻo của loài cá này đặc biệt khi chúng được kết hợp với rau cải bẹ.


Một món ăn nữa hấp dẫn từ tên gọi đó là sỏi mầm. Sỏi mầm thực chất là món heo rừng nướng trên sỏi nhưng thịt heo rừng được tẩm ướp gia vị địa phương do đó có mùi vị rất riêng khi được nướng trên sỏi nóng lại có tiếng xèo xèo và mùi thịt thơm khiến thực khách thích thú.

Bên cạnh những món ăn đặc trưng tiêu biểu đó du lịch sông nước miền Tây còn có canh chua cá lóc bông điên điển; bông điên điển xào cùng cá linh; cháo lòng cái tắc; bưởi năm roi Phú Hữu; khóm cầu đúc….

Hầu như tất cả các món ẩm thực Hâu Giang đều là những món ăn dân dã, bình dị nhưng hương vị của nó thì đủ để làm hài lòng bất kỳ thực khách nào khi ghé chân du lịch sông nước miền Tây này.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Du lịch Quảng Bình phát triển mạnh trong năm 2015



Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Bình tại kỳ họp HĐND tỉnh ngày 9-12 cho biết doanh thu du lịch Quảng Bình năm 2015 tăng đến 89,4% (đạt 179 tỉ đồng).
Theo báo cáo, lượng khách du lịch đến Quảng Bình trong năm 2015 đạt 2,86 triệu lượt, tăng 3,9%; trong đó khách quốc tế 46.900 lượt, tăng 8,9%. Doanh thu khách sạn, nhà hàng du lịch đạt hơn 1.930 tỉ đồng, tăng 19%. Tăng trưởng mạnh nhất là doanh thu của du lịch lữ hành, tăng đến 89,4% (đạt 179 tỉ đồng).


Du lịch Quảng Bình - GSV Travel
Vẻ đẹp của hang động Sơn Đoòng giúp du lịch Quảng Bình tăng trưởng mạnh.

UBND tỉnh nhận định đó là kết quả của việc quảng bá vẻ đẹp hang động Sơn Đoòng mà trọng điểm là sự kiện đài truyền hình ABC News của Mỹ truyền hình trực tiếp chương trình Good Moring American từ hang động này

Tuyến du lịch mạo hiểm khám phá động Sơn Đoòng trở thành tuyến du lịch hấp dẫn du khách nhiều quốc gia, đến nay danh sách du khách đăng ký đi trong năm 2016 đã kín.

Trong năm 2015, du lịch Quảng Bình đã đưa vào khai thác các tuyến, điểm du lịch mới như: tuyến du lịch khám phá hệ thống hang Tú Làn, hang Tiên, hang Va và Nước Nứt… kết hợp với chuỗi các sự kiện Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận danh hiệu di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai, lễ hội Hang động năm 2015, hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch Quảng Bình năm 2015.